Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển!

Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển!

mua nhà,bán nhà


Kinh doanh Thứ Sáu, 15/06/2012 - 11:40 Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển! Nếu như mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển được xem là động lực lớn nhất đằng sau sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời kỳ hậu thế chiến thứ II thì... >> Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18 >> "Nhà nước quá nuông chiều "công tử" Vinashin, Vinalines" >> Vinashin và Vinalines gây lo ngại cho các nhà tài trợ ...thất bại trong việc xây dựng và áp dụng đầy đủ mô hình này sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế quốc dân. Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Phần nhiều ý kiến học giả trên thế giới đều ủng hộ quan điểm cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình phát triển kinh tế phù hợp nhất với các nước công nghiệp hóa muộn. Mặc cho sức ép mạnh mẽ của làn sóng tự do đầu tư, thương mại và toàn cầu hóa do các quốc gia phát triển áp đặt, mô hình phát triển kinh tế này vẫn có sức sống mãnh liệt và được nhiều quốc gia đi sau theo đuổi. Đây là một mô hình phát triển kinh tế phức tạp, với nhiều đặc trưng cơ bản. Về chi tiết, nó đòi hỏi sự quyết tâm và kiên định của lãnh đạo nhà nước; sự tồn tại một bộ máy nhân sự nhà nước chuyên nghiệp dựa trên chế độ tuyển dụng nhân tài; sự tập trung quyền lực của nhà nước, đặc biệt là về tài chính; sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp lớn để thực hiện những chương trình phát triển chung trong chính sách công nghiệp; sự chọn lọc trong đầu tư và phát triển; năng lực của nhà nước trong điều tiết các thế lực và lợi ích tư nhân... Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại thường nằm ở chất lượng của các nhân tố. Trong quản lý nhà nước về kinh tế, ranh giới giữa kiến tạo phát triển và kìm hãm phát triển vốn đã rất mong manh. Đặc trưng lớn nhất của mô hình phát triển kinh tế này là vai trò trung tâm của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, nhà nước kiến tạo phát triển cần có những công cụ và chính sách phát triển đặc thù. Trong đó có hai công cụ quan trọng nhất. Thứ nhất là công cụ tài chính: nhà nước phải sở hữu và chi phối hệ thống ngân hàng - thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời chủ động quản lý ngân sách trung ương một cách tập trung (bao gồm cả ODA). Thứ hai là công cụ doanh nghiệp: nhà nước phải chi phối hoạt động của một số doanh nghiệp quy mô lớn trong các ngành kinh tế quốc dân quan trọng. Về chính sách phát triển thì quan trọng nhất là chính sách công nghiệp (industrial policy) với định hướng tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên phát triển bằng được các ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng chiến lược và lâu dài đối với đất nước. Rõ ràng, về cơ bản Việt Nam đều có những đặc trưng của mô hình phát triển kinh tế này. Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn phát triển thần kỳ, các nhà nước này cũng chi phối về chiến lược đầu tư phát triển, chủ động điều tiết tài chính thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và ngân sách nhà nước, đồng thời, sử dụng các tập đoàn kinh tế lớn để thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia (Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc). Ở Việt Nam, nhà nước vẫn duy trì chi phối các ngân hàng thương mại nhà nước và điều tiết tập trung ngân sách trung ương (cả ODA), đồng thời, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế lớn thông qua các quả đấm thép của nền kinh tế là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Theo tổng kết của các học giả thì về bức tranh tổng thể nhà nước kiến tạo phát triển được xem như thiên đường của những doanh nghiệp lớn. Do đó, bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tàu có vai trò quyết định đến hiệu quả của sự phát triển. Trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Những khác biệt cơ bản về mối quan hệ Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong mối quan hệ hữu cơ này là sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm giữa cho và nhận, giữa đặc quyền và nghĩa vụ mà nhà nước đặt ra cho các doanh nghiệp thân cận của họ. Nghiên cứu sâu về Hàn Quốc, giáo sư Amsden đã chỉ ra rằng, điểm khác biệt cơ bản tạo nên sự thành công vang dội của Hàn Quốc, hay mang đến sự thất bại của một số quốc gia công nghiệp hóa muộn như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ, chính là bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước Hàn Quốc cực kỳ nghiêm khắc với các doanh nghiệp được nhận đặc quyền. Đặc biệt, những yêu cầu và nghĩa vụ đi kèm với đặc quyền thường rất cao. Đồng thời, nhà nước Hàn Quốc sẵn sàng xử phạt rất nghiêm khắc và kịp thời khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Ngược lại, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như cho không các doanh nghiệp lớn của họ những đặc quyền về tài chính hay thị trường nên đã không thúc ép được sự phát triển của các doanh nghiệp này. Cũng theo giáo sư Amsden thì đây được xem như chìa khóa thành công của Hàn Quốc. Sự hà khắc của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhận đặc quyền được xem như bảo bối quyết định sự thành công của một nước công nghiệp hóa muộn áp dụng mô hình phát triển kinh tế dựa trên sự kiến tạo của nhà nước. Suy ngẫm về mô hình phát triển của nước ta Nhìn lại Việt Nam, rõ ràng các doanh nghiệp lớn của chúng ta đang chiếm lĩnh các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đang nhận được những đặc quyền cũng như đang phải thực hiện các nghĩa vụ trong khu vực kinh tế đó. Nhiều doanh nghiệp cũng đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Nhưng chỉ với hai sự cố Vinashin và Vinalines thôi cũng đủ cho chúng ta phải suy nghĩ và lo lắng rất nhiều về việc thực hiện nghĩa vụ của những quả đấm thép này rồi. Về mặt trách nhiệm, không hoàn thành được nghĩa vụ tương xứng với đặc quyền được nhận đã bị xem là có tội lớn đối với đất nước, đối với nhân dân bởi sự lãng phí nguồn lực, thời gian và cơ hội. Huống hồ, ở đây lại là sự biển thủ, cố tình làm sai để trục lợi cá nhân và gây hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng là khó có thể được chấp nhận và tha thứ! Dưới góc độ phát triển, những sự cố này đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu nguồn lực tập trung vào những chương trình phát triển lớn như thế này để rồi chỉ nhận được kết cục xấu như vậy thì thực sự rất đáng lo ngại. Và rồi các chương trình phát triển khác sẽ ra sao? Đúng là nhà nước đã quá nuông chiều các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là chủ trương tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế là sai - vì khi nền kinh tế còn yếu thì việc tập trung nguồn lực để phát triển các chương trình kinh tế lớn là hết sức cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta còn thiếu chế tài quy định một cách rạch ròi nghĩa vụ của doanh nghiệp nhận đặc quyền và đặc biệt là thiếu những người có tâm và có tầm để chèo lái những doanh nghiệp trụ cột của đất nước. Về tổng thể mô hình phát triển kinh tế, kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, với một nước công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, việc xây dựng những nhân tố giống với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là phù hợp và sẽ rất có lợi cho việc thúc đẩy chuyển đổi nhanh nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thiếu một số điều kiện cần cho sự thành công. Nếu chỉ đề cập đến mối quan hệ kiến tạo giữa nhà nước và các doanh nghiệp đầu tàu thôi thì chúng ta cũng đã đang thiếu rồi. Về khía cạnh này, để thực hiện thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển rất cần có những chế tài cụ thể quy định rõ quyền và nghĩa vụ của những doanh nghiệp nhận đặc quyền. Cũng rất cần các nhà lãnh đạo phải cương quyết hơn, thậm chí quân phiệt hơn đối với những đứa con cưng của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn người cầm lái chúng. Có như vậy thì nguồn lực hạn hẹp của quốc gia mới có thể được sử dụng một cách có hiệu quả. Có như vậy thì mới có thể hy vọng rằng trong tương lai nền kinh tế của chúng ta sẽ có những doanh nghiệp hay thương hiệu vươn xa ra tầm quốc tế như Sony, Panasonic của Nhật Bản hay Samsung, Hyundai của Hàn Quốc. Là người Việt Nam, có lẽ, ai cũng mong muốn điều này!   Theo Phạm Hưng Hùng Tuần Việt Nam/Đề án 100 Hải Phòng Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ngành than... than lương không đủ sống

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Chủ Nhật, 04/11/2012 - 17:31 Ngành than... than lương không đủ sống (Dân trí) - Hiệp hội năng lượng khẳng định, trong điều kiện làm việc hà khắc, với mức lương bình quân 7 triệu/tháng, người thợ lò phải nuôi theo 3 -4 người, cả gia đình họ không đủ sống chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) mới đây vừa có đề xuất tháo gỡ khó khăn trình lên Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.Tại bản đề xuất này, VEA cho biết, qua khảo sát đối với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), cho thấy, hiện Tập đoàn đang có khoảng 140.000 lao động, trong đó tại khu vực Quảng Ninh có khoảng 110.000 lao động. Do vậy, nếu tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh than theo chiều hướng giảm sút thì số lao động bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ bao gồm khoảng 110.000 người - khả năng bị giảm việc làm, giảm thu nhập cùng với 460.000 người - thuộc gia đình những lao động này.Theo VEA, điều kiện lao động của công nhân ngành Than đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với công nhân khai thác hầm lò hết sức khắc nghiệt, thường xuyên tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro đến tính mạng. Những năm tới đây việc khai thác than hầm lò ngày càng xuống sâu hơn đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ cao cũng như phải chịu đựng môi trường khắc nghiệt. Hàng năm việc đào lò để phục vụ cho việc khai thác than có tổng chiều dài lên tới 320km, tỷ lệ khai thác than lộ thiên nay chỉ còn 40-45%, khai thác than hầm lò trên 50% và sẽ còn tăng thêm. Trong đó có một số mỏ than như Mạo Khê, Dương Huy chưa nhiều loại khi rất nguy hiểm và độc hại. Mặc dù ngành Than đã có nhiều biện pháp để khắc phục hạn chế các loại khí nguy hiểm, chất độc hại trong khai thác hầm lò, nhưng không thể đảm bảo triệt để.Nhiều lần Vinacomin đã có văn bản gửi Nhà nước đề nghị hỗ trợ công nhân làm than một số chế độ như: phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên. Đồng thời đề xuất tuổi về hưu theo đúng chế độ của công nhân là 25 năm đóng bảo hiểm chứ không phải là 30 năm theo quy định và tuổi đời là 50 năm. Tuy nhiên, các đề nghị này đến nay vẫn chưa được giải quyết. Lương bình quân công nhân Vinacomin đã liên tục sụt giảm từ 7,7 triệu đồng hồi cuối năm ngoái, xuống 7,2 triệu đồng hồi giữa năm nay và còn 7 triệu tới thời điểm hiện tại.Trong văn bản của VEA có ghi: Người công nhân lao động ngành Than làm việc trong điều kiện khó khăn cực nhọc như vậy nhưng hiện nay lương bình quân chỉ được khoảng 7 triệu đồng/tháng. Người thợ lò phải nuôi theo 3 -4 người của gia đình họ với đồng lương đó cả gia đình họ không đủ sống chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút.Trước đó, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn cũng đã nói thẳng rằng, do tình hình khó khăn, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã yêu cầu Vinacomin năm nay dù tăng lợi nhuận hay đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định thì lương 2012 cũng không cao hơn 2011.Tập đoàn chỉ có thể giữ được mức chi tả tương ứng năm ngoái cho thợ lò, còn tất cả các công đoàn thuộc Vinacomin đều sẽ phải giảm tiền lương so năm 2011 trên 10% và còn có thể phải giảm tiếp.Theo rà soát của VEA, riêng trong năm 2012 đã có 1.500 công nhân thợ lò bỏ việc. Trước đây việc tuyển công nhân thợ lò là ở các tỉnh khu vực miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu vực này đã không thể hút được lao động mà phải mở rộng phạm vi vào vùng sâu, vùng xa ở miền Trung. VEA cảnh báo, với tình trạng thu nhập thấp có nhiều công nhân vào làm được một thời gian ngắn rồi bỏ đi nơi khác, gây ra tình trạng luôn luôn thiếu công nhân hầm lò và tổn thất lớn về chi phí đào tạo, tuyển dụng và đáng báo động.Cũng theo VEA, việc giải quyết được công ăn việc làm, nhà ở, trường học, bệnh xá cho vợ con của công nhân khai thác than nói chung, nhất là khai thác hầm lò là một vấn đề lớn. Mặc dù VEA đã có nhiều cố gắng như tạo quỹ đất, hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa, trường học, trạm xá nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.Với tình hình sản xuất kinh doanh than đang có chiều hướng ngày càng khó khăn, phức tạp, lượng than tồn kho cao, xuất khẩu ngày càng khó khăn, phí và lệ phí ngày càng đè nén, VEA cho rằng, thực trạng này sẽ gây nguy cơ thua lỗ, một số chủ trương không được thực hiện, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn, lợi nhuận không đủ để phục vụ cho công tác đầu tư phát triển.Hiệp hội này đang đề nghị Chính phủ xem xét có cơ chế chính sách điều chỉnh giảm kịp thời một số loại thuế, phí để tạo điều kiện cho ngành Than sản xuất kinh doanh không bị lỗ, tiến tới có lãi để có khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển. Ngoài ra, trước mắt để thực hiện quyết định Chính phủ giao cho ngành Than từ nay tới năm 2015 phải đầu tư xây dựng 28 mỏ mới công suất mỗi mỏ từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm đồng thời cải tạo và mở rộng 61 mỏ cũ thì ngành Than phải có hàng chục tỷ USD. Tuy vậy, ngành đang không đủ vốn, kể cả vốn đối ứng để đi vay. Do vậy Hiệp hội này đã đề nghị Đảng, Chính phủ, Nhà nước xem xét có cơ chế chính sách và các giải pháp thích hợp, tạo vốn cho ngành Than đầu tư phát triển. Bích Diệp Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chứng khoán Việt Nam bốc hơi hơn 1 tỷ USD ngày 2/11

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Chủ Nhật, 04/11/2012 - 15:58 Chứng khoán Việt Nam bốc hơi hơn 1 tỷ USD ngày 2/11 (Dân trí) - Trong ngày ông Đặng Văn Thành chính thức rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank, 1 ngày sau khi bà Huỳnh Bích Ngọc rút khỏi HĐQT Bourbon Tây Ninh, TTCK bất ngờ lao dốc. Gần 400 mã giảm điểm và 1 tỷ USD đã không cánh mà bay khỏi thị trường. >> Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới >> Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank  >> Gần 170 mã giảm sàn, chứng khoán lao dốc Thị trường chứng khoán rúng động trong ngày ông Đặng Văn Thành rời khỏi ghế Chủ tịch Sacombank nhường cho người cũ của Eximbank - ông Phạm Hữu Phú.Phiên giao dịch cuối tuần ngày 2/11 trở nên u ám đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi sàn TPHCM có đến 210 mã giảm so 32 mã tăng, 130 mã giảm sàn; sàn Hà Nội có 170 mã giảm so 35 mã tăng, 83 mã giảm sàn.Thị trường liên tiếp nhận được những thông tin quan trọng về nhân sự liên quan đến gia đình quyền lực ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. Ngay sau tin nữ hoàng mía đường Huỳnh Bích Ngọc rút khỏi Hội đồng quản trị Bourbon Tây Ninh, nơi bà trước đây từng là Chủ tịch thì chồng bà, người sáng lập NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng rời ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này sau gần 20 năm gắn bó với lý do cá nhân.Những thông tin này đã tác động mạnh mẽ đến cổ phiếu STB, SBT, SCR, các cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng như khiến hàng loạt mã trên sàn giảm điểm hàng loạt. Thanh khoản mặc dù tăng 13% lên 945 tỷ đồng nhưng giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm 8% tổng giá trị giao dịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tài sản trên thị trường bỗng chốc không cánh mà bay tới hơn 1 tỷ USD chỉ trong vỏn vẹn 1 ngày.Hai chỉ số lao dốc trong suốt toàn phiên. VN-Index mất gần 13 điểm, đóng cửa tại 375,3 điểm, tương ứng giảm 3,3% trong khi HNX-Index cũng mất 3%, đóng cửa tại 51,1 điểm. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của VN-Index kể từ cuối tháng 1/2012 và là mức thấp nhất của HNX-Index từ trước đến nay. Phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng mất 3,6%, riêng STB của Sacombank mất 3,1% giá trị. SBT mất 4,5%; SCR mất 5,6%; NHS mất 5%.Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp kéo tụt điểm thị trường lại đến từ các bluechips gồm VCB, VNM và MSN. Cả 3 mã này giảm sàn đã lấy đi của VN-Index tới 6 điểm. Cụ thể, riêng MSN làm VN-Index giảm 2,02 điểm tương ứng giảm 4,8% giá trị; VCB cũng góp phần kéo VN-Index giảm 1,66 điểm tương ứng giảm 4,8% giá trị. Và VNM làm chỉ số này mất 2,17 điểm, giảm 4,7% giá trị. Khối tài sản thất thoát trên cả hai sàn giao dịch TPHCM, Hà Nội trong ngày 2/11 (Nguồn: HoSE, HNX/Dân trí).Trong khi đó tại sàn Hà Nội, các trụ cột là ACB mất 5,3% giá trị, SHB mất 3,9% giá trị cũng kéo HNX-Index đi xuống. ACB làm HNX-Index giảm 0,42 điểm tương ứng giảm giảm 4,6% giá trị, SHB khiến chỉ số chung giảm 0,12 điểm tương ứng 3,9% giá trị. Ngoài ra, VCG cũng góp phần là HNX-Index tụt sâu thêm 0,14 điểm giảm 7,4% giá trị.Theo thống kê từ sàn TPHCM, giá trị vốn hóa thị trường của HoSE đã giảm hơn 20.000 tỷ đồng trong phiên 2/11, xuống còn 609.700 tỷ đồng. Còn tại sàn Hà Nội, thiệt hại cũng lên đến 2.253 tỷ đồng khi giá trị vốn hóa giảm còn 78.883 tỷ đồng vào cuối phiên. Tổng cộng, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam mất 22.265 tỷ đồng, tương đương giảm 3,13%.Do giảm sàn lại có vốn hóa cao nên thất thoát tại các mã VCB, VNM, MSN, GAS, BVH... là rất lớn. Cụ thể, giảm 4,72% về giá, mất 6.000 đồng trên mỗi cổ phiếu, xuống còn 121.000 đồng/cp, vốn hóa thị trường của VNM đã giảm từ 70.572 tỷ đồng ngày 1/11 xuống còn 67.238 tỷ đồng cuối phiên giao dịch ngày 2/11, mất 3.334 tỷ đồng. MSN mất 4,81% giá trị, giảm điểm còn 89.000 đồng/cp khiến vốn hóa thị trường giảm từ 64.261 tỷ đồng còn 61.168 tỷ đồng, mất 3.093 tỷ đồng. VCB giảm giá 4,76% còn 22.000 đồng, vốn hóa thị trường lùi từ 53.532 tỷ đồng xuống còn 50.983 tỷ đồng, mất 2.549 tỷ đồng.Thiệt hại của GAS không kém phần nặng nề khi mất giá 2,28%, giảm còn 38.600 đồng mỗi cổ phiếu, khiến vốn hóa giảm từ 74.852 tỷ đồng còn 73.147 tỷ đồng, bốc hơi 1.705 tỷ đồng. BVH mất 4,7% giá trị giảm còn 28.400 tỷ đồng. Vốn hóa của mã này cũng giảm từ 20.278 tỷ đồng còn 19.325 tỷ đồng, mất 953 tỷ đồng. (Dữ liệu Vietstock/Dân trí).Các mã ngân hàng sau cú sốc hồi tháng 8, tháng 9 khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt cùng hàng loạt  những xáo trộn về nhân sự ở những tổ chức lớn  nay lại tiếp tục hứng sóng gió. ACB giảm 5,26% giá trị, vốn hóa thị trường bay mất 656 tỷ đồng, giảm từ 14.253 tỷ đồng còn 13.597 tỷ đồng.EIB mất 3,31% giá trị, vốn hóa giảm 18.656 xuống còn 18.039 tương ứng giảm 617 tỷ đồng. MBB mất giá 1,52%, vốn hóa giảm 200 tỷ đồng, từ  13.200 tỷ đồng xuống còn 13.000 tỷ đồng.SHB mất 3,92% giá trị, vốn hóa giảm từ 4.519 tỷ đồng xuống còn 4.342 tỷ đồng, tương ứng mất 177 tỷ đồng. CTG mất 1,75% giá trị, vốn hóa giảm từ 44.832 tỷ đồng còn 44.045 tỷ đồng, mất 787 tỷ đồngNhững mã khác như ITA, DPM, HPG không tránh khỏi xu hướng chung của thị trường. Mức giảm điểm tại các mã này lần lượt 4,88%, 3,64% và 4,4%. Do vậy, vốn hóa của ITA cũng bị mất 89 tỷ đồng, giảm từ 1.823 tỷ đồng còn 1.734 tỷ đồng. Vốn hóa DPM mất 491 tỷ đồng, giảm từ 13.479 tỷ đồng còn 12.988 tỷ đồng. Vốn hóa của HPG cũng giảm 280 tỷ đồng còn 6.076 tỷ đồng từ 6.356 tỷ đồng.Và điều hiển nhiên là những cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành nắm giữ sẽ là những mã chịu tác động không hề nhỏ.Vốn hóa thị trường của STB trong một ngày đã giảm từ 18.798 tỷ đồng xuống còn 18.213 tỷ đồng, tương ứng mất 585 tỷ đồng. SBT mất 4,52% giá trị, vốn hóa cũng giảm từ 2.264 tỷ đồng còn 2.162 tỷ đồng, mất 102 tỷ đồng. SCR giảm sàn, mất 5,56% khiến vốn hóa sụt giảm từ 772 tỷ đồng còn 729 tỷ đồng, mất 43 tỷ đồng. NHS trong phiên này cũng mất điểm 4,96%, vốn hóa thất thoát từ 143 tỷ đồng còn 136 tỷ đồng, giảm nhẹ 7 tỷ đồng. Thay đổi giá cổ phiếu STB theo chiều diễn biến VN-Index. Thay đổi giá của cổ phiếu SBT so chiều diễn biến chỉ số VN-Index.NVB là mã hiếm hoi tăng điểm, tăng 4,35% giá trị, vốn hóa tăng từ 2.054 tỷ đồng lên 2.143 tỷ đồng, tương ứng tăng 89 tỷ đồng.Hiện tại, tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành đang nắm 42,7 triệu cổ phiếu STB, ông Đặng Hồng Anh nắm 32,3 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, ông Hồng Anh còn nắm giữ 14,2 triệu cổ phiếu SCR sau khi thoái vốn mạnh, bán 21,45 triệu đơn vị cổ phiếu này thời gian gần đây. Bà Huỳnh Bích Ngọc nắm 1,5 triệu cổ phiếu ở SBT và 0,67 triệu cổ phiếu BHS.Với việc các cổ phiếu này mất điểm mạnh trong phiên giao dịch vừa rồi, chỉ trong ngày 2/11, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Đặng Văn Thành tại mã STB bị hao hụt 25,6 tỷ đồng, ông Đặng Hồng Anh mất 8,46 tỷ đồng. Ở mã SCR, ông Hồng Anh mất thêm 4,26 tỷ đồng. Bà Huỳnh Bích Ngọc mất 1,2 tỷ đồng tại cổ phiếu SBT và gần 0,5 tỷ đồng tại NHS. Tổng cộng, gia đình ông Thành trong ngày giao dịch 2/11 đã mất trên 40 tỷ đồng. Trong phiên, STB là một trong những mã có khối lượng khớp lệnh và có giá trị khớp lệnh lớn nhất. Cụ thể, giá trị khớp lệnh của STB đạt 38,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,58%. Tiếp sau đó, SSI khớp 36,1 tỷ đồng, chiếm 6,1%; VNM khớp 34 tỷ đồng chiếm 5,76%; DPM khớp 32,7 tỷ đồng, chiếm 5,54% và MBB khớp 26 tỷ đồng, chiếm 4,4%.Được biết, vào ngày hôm qua 3/11/2012, tại buổi công bố thay đổi nhân sự Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết, ông Đặng Văn Thành đã có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT Sacombank kể từ ngày 5/11. Với thông tin này, dự kiến, diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch tuần tới khả năng sẽ không ít bị ảnh hưởng. Bích Diệp Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ông Đặng Văn Thành và 20 năm trên ghế Chủ tịch Sacombank

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Chủ Nhật, 04/11/2012 - 14:27 Ông Đặng Văn Thành và 20 năm trên ghế Chủ tịch Sacombank (Dân trí) - Lúc đang là Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Đặng Văn Thành từng nhấn mạnh nhiều lần, doanh nhân có tuổi thọ, chứ doanh nghiệp không có tuổi thọ. >> Cựu Chủ tịch Sacombank làm việc với cơ quan điều tra >> Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới Trong khoảng một năm trở lại đây, cái tên Sacombank cũng như gia đình ông Đặng Văn Thành là một trong những đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.   Nhiều biến động lớn xảy ra với gia đình ông Đặng Văn Thành trong thời gian này Thứ nhất vì diễn biến phức tạp và nhiều tranh cãi bên cạnh cuộc thâu tóm và ván bài với nhiều bên tham gia quanh miếng bánh Sacombank từ hồi đầu năm. Thứ nữa không kém quan trọng là do sự đặc biệt của gia đình quyền lực này.Đây là một gia đình với bố, mẹ, hai con lớn đều đóng vai trò lãnh đạo ở những tổ chức, doanh nghiệp lớn. Hai con ông Thành gồm có ông Đặng Hồng Anh (32 tuổi) đang là Chủ tịch CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) và bà Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) Tổng giám đốc Thành Thành Công, Chủ tịch HĐQT Bourbon Tây Ninh.Tuy nhiên, hiện tại, ông Thành đã thôi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank và vợ ông, bà Huỳnh Bích Ngọc cũng đã rút khỏi HĐQT CTCP Bourbon Tây Ninh, nơi trước đây bà từng giữ cương vị cao nhất. Từ mía đường đến SacombankÔng Đặng Văn Thành và vợ khởi nghiệp với cơ sở Thành Công từ năm 1979, chuyên sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...Thời gian đầu, cơ sở này do một mình ông Thành quản lý, còn vợ ông là bà Huỳnh Bích Ngọc đóng vai trò thủ quỹ và nội trợ. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng vào năm 1991, ông Thành đã chuyển quyền điều hành Thành Công sang cho vợ quản lý - sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công và cũng bắt đầu thời kỳ nữ hoàng ngành mía đường xây dựng cơ ngơi.Sau nhiều lần mở rộng kinh doanh, sản xuất và phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đến năm 2007, Thành Thành Công chuyển sang mô hình công ty cổ phần, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Lúc này, bà Ngọc làm Chủ tịch HĐQT còn con gái lớn, bà Đặng Huỳnh Ức My làm Tổng Giám đốc.Sự chi phối của Thành Thành Công đối với ngành đường càng phủ rộng khi công ty liên tiếp đầu tư vào Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Biên Hòa (BHS),Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC), Mía đường 333 (S33)... Trong đó, thương vụ mua lại cổ phần chi phối của Bourbon Tây Ninh từ Tập đoàn Bourbon (Pháp) được coi là nước cờ táo bạo nhất của bà Ngọc, đề từ đó đưa Bourbon Tây Ninh trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành.Sở dĩ từng có câu hỏi được đặt ra Thành Thành Công có đang lũng đoạn thị trường đường trong nước hay không là bởi có thông tin Thành Thành Công đang nắm giữ 40% thị phần đường nội, song phía Bộ Công thương chưa nhận được phản ánh.Về phía ông thành, khi phát triển sang lĩnh vực ngân hàng, tài chính, ông là một trong những thành viên đầu tiên có công sáng lập và lãnh đạo Sacombank trong gần 20 năm. Cùng các cộng sự, ông Thành đã xây dựng và đưa Sacombank từ mức vốn điều lệ ban đầu chỉ 3 tỷ đồng lên quy mô 10.740 tỷ đồng hiện nay.Năm 2006, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ngay trước khi Việt Nam gia nhập WTO vào lúc thị trường hồi bấy giờ còn non trẻ. Giáo sư Carroll Grant (đại diện Trường Đại học Southern California) còn không tiếc lời khen, đánh giá ông Đặng Văn Thành là người có tầm nhìn xa nhưng cũng hành động kịp thời để đạt được thành tựu đề ra là xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu sẵn sàng cạnh tranh trong thời kỳ hậu WTO.Mới đây, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank khi hé lộ về hậu trường thương vụ Sacombank cũng cho biết, ý tưởng đầu tư vào Sacombank bắt đầu từ tháng 7/2011. Theo phân tích của HĐQT Eximbank, thì Sacombank là ngân hàng TMCP hàng đầu. Nếu mua thì chỉ mất 1-2 năm khi TTCK phục hồi, chắc chắn Eximbank sẽ có lãi, thậm chí lãi lớn sau khi trừ các chi phí. Cùng với đó, việc trở thành cổ đông lớn của một ngân hàng TMCP hàng đầu như Sacombank, vị thế của Eximbank trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể - đó cũng là 1 động lực lớn thúc đẩy Eximbank tiến hành.   Khối lượng cổ phiếu các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ.Đơn vị: cổ phiếu. Doanh nhân có tuổi thọ, doanh nghiệp không có tuổi thọĐại hội cổ đông 2012 của Sacombank được đánh giá là cuộc chuyển giao quyền lực với 8 người mới cập bến trong khi Sacombank chỉ còn sót lại cha con ông Thành. Nhiều người cho rằng, nếu không đưa Sacombank trở thành 1 công ty đại chúng lớn như hiện nay thì có thể điều đó không xảy ra. Song ông Thành tỏ ra rất bình tĩnh, vì đã là công ty cổ phần, tham gia TTCK là chấp nhận cuộc chơi đẳng cấp, chấp nhận đối vốn.Là một người có những triết lý kinh doanh rất thực tế và thẳng, ông nói, có 9 chữ trong cuộc đời: "Một dòng sông, một khoảnh khắc, một cuộc đời". Do vậy, có những sự kiện diễn ra trong đời người là rất khó lường trước.Hồi nửa đầu 2011, khó ai nghĩ đến một viễn cảnh như bây giờ, khi người lèo lái Sacombank suốt gần 20 năm lại từ nhiệm. Cũng không ai nghĩ, tại Sacombank sẽ có một đợt sóng gió gây xáo trộn đến như vậy.Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định, nếu khởi nghiệp lại từ đầu trước tiên tôi vẫn chọn làm doanh nhân, còn ngành nào có cơ hội thuận lợi là tôi làm. Một người có năng lực mà cơ hội chưa tới thì cũng không làm được, còn cơ hội đến mà không có năng lực thì cũng vậy.Theo ông, khi đã thấy trách nhiệm với doanh nghiệp thì trong quá trình phát triển doanh nghiệp phải có từng bước đi phù hợp, trong đó có việc chuyển giao quyền lực, xây dựng đội ngũ kế thừa.Tuy nhiên, ông không phủ nhận rằng, có "Rủi ro của mọi rủi ro là con người".Ông Thành rút lui, Sacombank được dự báo sẽ có nhiều thay đổi quan trọng dưới bàn tay bộ máy lãnh đạo mới. Chưa biết những thay đổi đó sẽ khiến Sacombank được gì, mất gì; nhưng dường như lời nói của ông Thành mới đây Doanh nhân có tuổi thọ, chứ doanh nghiệp không có tuổi thọ đã vận vào rất sớm. Mai Chi Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ngân hàng Kiên Long thay tướng

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Chủ Nhật, 04/11/2012 - 14:10 Ngân hàng Kiên Long thay tướng (Dân trí) - Ông Phạm Khắc Khoan, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc KienlongBank kể từ hôm nay 4/11, thay cho ông Trương Hoàng Lương. Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank), hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng đã thống nhất bổ nhiệm ông Phạm Khắc Khoan, Phó Tổng giám đốc ngân hàng làm Quyền Tổng Giám đốc KienlongBank kể từ hôm nay 4/11, thay cho vị trí của ông Trương Hoàng Lương trước đây. Thay vào đó, ông Trương Hoàng Lương sẽ lên làm Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT KienlongBank.KienlongBank cho biết: Ông Phạm Khắc Khoan, sinh năm 1960, là Thạc sĩ Kinh tế Đối ngoại, tốt nghiệp tại Viện Hàn Lâm Ngoại thương nước Cộng hoà Liên Bang Nga. Ông Khoan vào ngân hàng Kiên Long từ tháng 4/2008 với chức danh Phó Tổng Giám đốc. Trước đó, ông đã công tác 26 năm tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ông Khoan chính thức nhận nhiệm vụ mới với chức danh Quyền Tổng Giám đốc kể từ ngày 4/11/2012, trong khi chờ chuẩn y của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn ông Trương Hoàng Lương, sinh năm 1962, là Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng thuộc Trường đại học Kinh tế TPHCM. Ông là thành viên sáng lập, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc từ khi thành lập đến nay và đã có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. An Hạ st1\:*{behavior:url(#ieooui) } Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Dân nghèo bỗng dưng gánh nợ "khủng

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Chủ Nhật, 04/11/2012 - 11:42 Dân nghèo bỗng dưng gánh nợ "khủng Vay 10 triệu, 20, 50 triệu... Một ngày bỗng bị ngân hàng báo nợ là 400, 500, 800 triệu, thậm chí có người không hề vay vẫn có tên trong danh sách nợ ngân hàng tới vài trăm triệu đồng. Bà Phạm Thị Miền bên căn nhà rách nát, được ngân hàng định giá vay 400 triệu đồng.   Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân thuộc nhiều xã của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đang đứng ngồi không yên bởi lo lắng sẽ bị xiết nợ theo các giấy báo đã cầm tay.Không vay cũng nợMấy ngày gần đây, hàng trăm người dân xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo choáng váng bởi tự dưng bị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank ) báo số nợ lên đến vài trăm triệu đồng, trong khi thực tế họ chỉ vay vài triệu đến vài chục triệu.Bức xúc trước việc này, họ kéo nhau đến UBND xã, Công an huyện Vĩnh Bảo đâm đơn kiện bà Lê Thị Vững- cán bộ chi nhánh Nam Am trực thuộc Agribank Hải Phòng.Ông Vũ Xuân Thảo- Chủ tịch UBND xã Tam Cường- xác nhận: "Tới nay, UBND xã đã tiếp nhận 80 đơn của người dân địa phương tố cáo bà Lê Thị Vững. Các lá đơn này cơ bản đều tố cáo bà Vững đã lợi dụng việc là cán bộ ngân hàng, cho người dân vay vài chục triệu, nhưng thực tế số tiền ghi nợ tại ngân hàng lại lên tới vài trăm triệu đồng".80 mới là con số đơn của người dân gửi tới UBND xã Tam Cường, thực tế số người gửi đơn kiện các cơ quan chức năng lên tới vài trăm.Vụ việc tại Chi nhánh Agribank Nam Am bắt đầu vỡ lở từ giữa tháng 10.2012, khi Agribank thông báo số dư nợ đến các hộ vay. Nhận thông báo, nhiều hộ vay vốn của Agribank không tin vào mắt mình khi số nợ đội lên ghê gớm- từ 2 triệu thành 400 triệu đồng, 10 triệu thành 400 triệu, 50 triệu thành 800 triệu...Thôn 10 là nơi có nhiều người nằm trong danh sách nợ nhiều nhất xã Tam Cường. Mấy ngày gần đây, vợ chồng chị Đào Thị Lưu- anh Trần Văn Mười đứng ngồi không yên vì khoản nợ 480 triệu đồng.Từ tháng 8.2012, qua cán bộ Ngân hàng Agribank Lê Thị Vững, vợ chồng chị Lưu vay 40 triệu đồng. Để vay được khoản tiền trên, gia đình chị Lưu phải thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng.Chị Lưu cho biết: "Khi ký hợp đồng, chúng tôi chỉ thấy con số vay là 40 triệu. Giữa tháng 10.2012, tôi lên ngân hàng nộp tiền lãi, phía ngân hàng báo là gia đình tôi nợ 480 triệu đồng".Cùng hoàn cảnh với chị Lưu, bà Đặng Thị Viễn- SN 1964 ở thôn 10, xã Tam Cường- cũng vay ngân hàng 10 triệu đồng qua bà Vững. Ngày 18.10, khi tới ngân hàng kiểm tra thì số tiền vay nợ của gia đình bà không phải 10 triệu mà là 400 triệu đồng.Cũng với hình thức nêu trên, chị Ngô Thị Thắm- nhà ở Nam Am, Tam Cường vay 90 triệu đồng, nay đã thành 400 triệu; gia đình anh Phạm Công Tuyển ở làng Đông Am vay 10 triệu đồng đã trả hết 8 triệu, còn nợ 2 triệu, bỗng biến thành 400 triệu đồng...Không chỉ có các hộ vay nợ ngân hàng, cả những người không hề vay cũng nằm trong danh sách nợ của Agribank chi nhánh Nam Am.Bà Phạm Thị Miền- 54 tuổi, ở thôn 10, xã Tam Cường- từ nhiều năm nay thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Bà cùng 1 người con bị thiểu năng trí tuệ sống trong một căn nhà tồi tàn do người dân địa phương đóng góp 3 triệu đồng xây dựng. Căn nhà này lại được xây trên đất của người em trai, nên bà không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, bà Miền lại có tên trong danh sách nợ ngân hàng với số tiền 400 triệu đồng.Chị Phạm Thị Bích- SN 1984, ở làng Nam Am, xã Tam Cường- không hề vay vốn ngân hàng, cũng nhận được "trát" thông báo nợ số tiền 40 triệu đồng. Trụ sở Agribank Nam Am. Có hay không một đường dây mờ ám?Ngày 1.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Quý Giang- Phó giám đốc Agribank Hải Phòng- cho biết: "Agribank Nam Am là chi nhánh trực thuộc trực tiếp Agribank Hải Phòng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã thành lập đoàn công tác về điều tra thực tế.Tới nay, cán bộ thanh tra của ngân hàng đã thống kê sơ bộ ở xã Tam Cường có 230 người tố cáo là bị ghi khống số nợ và không vay cũng thấy tên trong danh sách nợ của ngân hàng. Vẫn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng cơ bản những phản ánh của người dân là có cơ sở. Do số người gửi đơn phản ánh quá nhiều, chúng tôi mới kiểm tra được ở xã Tam Cường, còn những xã khác thì chưa kiểm tra được".Theo ông Phạm Quý Giang thì quy trình thẩm định vay vốn Ngân hàng Agribank rất chặt chẽ. Quá trình xuất tiền vay phải có 3 chữ ký của cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh. Thủ tục chặt chẽ như vậy, nhưng không hiểu sao ở Chi nhánh Agribank Nam Am lại xảy ra việc hàng trăm người dân bị ghi khống số tiền vay gấp hàng chục lần.Làm việc với ông Bùi Thanh Tịnh - Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Am- tại trụ sở, khi đặt câu hỏi liên quan đến bà Lê Thị Vững, ông Tịnh đã mời phóng viên ra khỏi phòng vì: "Tôi không có chức năng trả lời báo chí".Để có thể rút tiền ngân hàng với số lượng lớn như vậy, một mình bà Lê Thị Vững không thể làm được. Dư luận tại huyện Vĩnh Bảo đang đặt ra câu hỏi, liệu ông Bùi Thanh Tịnh có trách nhiệm như thế nào khi ký vào các hợp đồng khống do bà Lê Thị Vững lập nên.Liên quan đến quyền lợi của người dân, ông Phạm Quý Giang- Phó Giám đốc Agribank Hải Phòng- khẳng định: "Đoàn công tác của ngân hàng đang tiến hành điều tra, người dân bị ghi khống nợ không phải lo lắng vì nếu cán bộ ngân hàng làm sai, chúng tôi sẽ xử lý cán bộ ngân hàng chứ không thể xiết nợ người dân một cách vô lý được".   Theo Phạm Việt Hòa Lao Động Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Giá đất quá sức chịu đựng

mua nhà,bán nhà


Giá đất quá sức chịu đựng TS Trần Du Lịch là ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH), Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Đó là khẳng định của TS Trần Du Lịch trong cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh những nội dung quan trọng được đặt ra trong dự luật Đất đai (sửa đổi). Thưa ông, nhiều chuyên gia nhận xét cơ chế thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định như dự luật sửa đổi chưa thể giải quyết căn cơ nguyên nhân phát sinh khiếu kiện phổ biến về đất đai hiện nay. Là thành viên cơ quan thẩm tra dự luật, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?Một quan điểm rất mới theo tinh thần nghị quyết T.Ư là các tổ chức, cá nhân được giao đất hoặc được cho thuê đất khi đã phát sinh quyền sử dụng trên đất thì đó chính là quyền tài sản (dù không gọi đó là quyền sở hữu). Khi đã coi là quyền tài sản của dân thì nếu chúng ta thu hồi là không phù hợp với quy định về quyền tài sản trong luật Dân sự.Khi đã coi là quyền tài sản của dân thì nếu chúng ta thu hồi là không phù hợp với quy định về quyền tài sản trong luật Dân sự     Khi đã coi là quyền tài sản của dân thì nếu chúng ta thu hồi là không phù hợp với quy định về quyền tài sản trong luật Dân sự     Chẳng hạn, với loại đất ở được giao vĩnh viễn không thời hạn như hiện nay thì đất được coi là tài sản của người dân. Trên đất ở đó là nhà cửa và các tài sản khác, với dạng đất như vậy mà bị thu hồi thì chẳng khác nào thu hồi tài sản của người ta, tôi thấy không ổn lắm.Thành ra để giải quyết, nên có một cơ chế song hành, tức là quy định rõ trong luật loại đất nào nhà nước được thu hồi khi cần thiết. Ví dụ đất công tạm giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng thì khi nhà nước muốn sử dụng có thể thu hồi. Còn với loại đất giao có thu tiền, coi như bán quyền sử dụng thì đó là quyền tài sản, nên nhà nước có thể dùng quyền trưng mua, trưng dụng theo luật định. Vì theo quy định của Hiến pháp thì nhà nước có quyền trưng mua, trưng dụng bất kỳ khi nào để phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích công cộng. Không nên chỉ áp dụng có một cơ chế là thu hồi.  Các tổ chức, cá nhân được giao đất hoặc được cho thuê đất khi đã phát sinh quyền sử dụng trên đất thì đó là quyền tài sản - Ảnh: Diệp Đức Minh Còn trường hợp để phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, theo quy định như dự thảo là nhà nước đứng ra thu hồi đất, rồi doanh nghiệp muốn có đất thì phải đấu giá. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ càng thu hẹp hơn quyền được thỏa thuận đền bù của dân? Ở một số nước, đối với các công trình nhà ở, hạ tầng... là thị trường cấp một thường nhà nước phải làm. Còn nhà đầu tư, các thành phần kinh tế khác chỉ là cấp 2, đấu giá lại quyền đó và nhà nước thu tiền đấu giá để bù vào chi phí làm hạ tầng công cộng, người dân không bị thiệt. Lần này sửa luật, cần quy định theo hướng, khi nhà nước dự định quy hoạch một khu đô thị, dân cư nào đó, nhà nước lên phương án tài chính ban đầu theo cách: nếu làm ở vùng đó một khu đô thị, ngoài đất, nhà nước bỏ ngân sách ra làm hạ tầng, giao thông, công trình công cộng, tính chi phí hết bao nhiêu, dự kiến mỗi mét vuông đất thương mại giá bao nhiêu, rồi tiến hành đấu giá. Số tiền đấu giá thu được, trừ đi khoản đầu tư ban đầu, khoản trích nộp vào ngân sách (tỷ lệ thuộc vào giá trị chênh lệch giữa chi phí đầu tư và giá thu được từ đấu giá đất đó), phần còn lại là cơ sở để đền bù cho người dân.  Nếu làm theo cách này, sẽ không có chuyện thu hồi đất khắp nơi nhưng không thực hiện, gây quy hoạch treo. Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo luật vẫn còn rất nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ, chưa thể ngăn ngừa được tham nhũng từ lĩnh vực này? Tôi cho rằng, QH cần phải lấy ý kiến rộng rãi hơn để giải quyết triệt để mục tiêu đặt ra khi sửa luật, đó là vấn đề quản lý đất, cơ chế tài chính trong đất hiện nay để chống đầu cơ đất, nhất là đất nông nghiệp bởi đang có tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp để chờ bán giá thương mại trong tương lai; rồi phải có cơ chế kéo cho được giá đất xuống phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, với sức mua của người dân. Hiện nay giá đất của ta thoát ly quá xa sức chịu đựng của nền kinh tế và sức mua của người dân, chúng ta cũng không thiếu đất đến mức độ để giá cao như vậy. Nên tái định cư tại chỗ cho dân   TS Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH, cho rằng: "Ở các nước, họ rất ít khi thu hồi đất ở của dân vì quy hoạch của họ có từ rất lâu, với tầm nhìn rất xa, cho nên nhà ở, khu dân cư được xây dựng, bố trí rất căn bản. Rất hãn hữu mới có sự điều chỉnh và dĩ nhiên họ rất ít khi thu hồi đất. Còn ta, qua quá trình phát triển rất nóng vừa rồi, các khu dân cư hình thành lên với những quy hoạch mang tính bộ phận mà không nằm trong quy hoạch tổng thể. Vì vậy, dự luật Đất đai sửa đổi cần phải điều chỉnh lại theo hướng quy hoạch các khu dân cư phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển đó vẫn phải thu hồi đất, nhưng phải có cơ chế bồi thường thỏa đáng cho người bị thu hồi chứ không phải là thu hẹp hay mở rộng quyền thu hồi. Cơ chế đền bù cũng phải phù hợp với từng loại đất, đất cho thuê phải khác, đất giao phải khác, đất ở lâu dài đền bù khác, như thế thì sẽ bớt được khiếu kiện. Lâu nay cơ chế đền bù của ta đúng là cưa đứt đục suốt, trong khi cái quan tâm là chỗ ở mới thế nào. Lấy ví dụ trong tái định cư tại sao chúng ta không nghĩ đến chuyện cho họ quay lại nơi ở cũ, sau khi đã hoàn tất xong dự án tại các khu đô thị? Chẳng hạn khi chúng ta làm một con đường mới thì phải di dời dân tạm thời nhưng đồng thời phải xây nhà cao tầng ở khu vực đó để cho họ tái định cư trở lại sau khi hoàn tất hạ tầng, làm như vậy thì dân sẽ đồng tình ủng hộ. Bởi vì với mỗi người, chỗ ở thiêng liêng quan trọng lắm, không phải vấn đề đền cho họ bao nhiêu mà quan trọng là có cho họ cơ hội quay lại chỗ đó không". Theo Bảo Cầm Thanh Niên Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nhận nền nhưng chưa thể cất nhà!

mua nhà,bán nhà


Vụ tạm cư gần chục năm ở Bình Điền, quận 8 Nhận nền nhưng chưa thể cất nhà! Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu là gia đình đầu tiên bắt tay vào xây dựng nhà trên phần đất vừa được giao sau hơn tám năm chờ đợi. Chính vì sự thất hứa của các bên có trách nhiệm mà tới nay, trong tổng số 47 hộ dân vừa được nhận nền chỉ có hai hộ là dám liều xây nhà. Nếu như sáng ngày 25.9, gần 50 hộ dân bị giải toả bởi dự án trung tâm thương mại Bình Điền TP.HCM (giai đoạn 2) vui mừng, xúc động bao nhiêu khi được chính quyền quận 8 giao nền tái định cư, sau gần mười năm tạm cư; thì hiện tại, cũng chính những hộ dân này bức xúc bấy nhiêu vì có nền nhưng… không ai dám xây nhà.Sáng ngày 4.11, có mặt tại khu tái định cư Bình Điền (nằm phía sau trung tâm thương mại Bình Điền, thuộc phường 7 quận 8), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là sự vắng lặng. Sâu bên trong khu đất với hơn 400 nền (mỗi nền ít nhất cũng 80m2) này chúng tôi chỉ thấy hai ngôi nhà đang trong quá trình làm móng. "Còn nhớ, trong ngày giao nền tái định cư tại thực địa cho chúng tôi, chủ đầu tư, chính quyền và đơn vị thi công phát biểu: "Bà con cứ nhận nền và tiến hành xây nhà để ổn định cuộc sống. Chậm nhất là mười ngày sau, chúng tôi sẽ gửi cho bà con biên bản giao nền và quyết định giao đất". Họ hứa là vậy, nhưng đến nay đã một tháng mười ngày mà chúng tôi có nhận được giấy tờ gì đâu ngoài lời hứa", ông Lê Quốc Thắng, một trong 47 hộ dân vừa nhận được nền tái định cư, chia sẻ với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị về tình cảnh trớ trêu của mình. Và theo ông Thắng, chính vì sự thất hứa của các bên có trách nhiệm mà tới nay, trong tổng số 47 hộ dân vừa được nhận nền chỉ có hai hộ là dám liều xây nhà, trong đó có hộ của ông. "Để có điện, nước xây nhà, điện lực và cấp nước nói chưa có quyết định giao đất nên không thể gắn đồng hồ. Liên hệ với công ty Phú Mỹ Lợi, đơn vị thi công hạ tầng khu tái định cư, cũng là đơn vị trong buổi giao nền thực địa đã hứa sẽ cung cấp đầy đủ điện nước để phục vụ thi công, chúng tôi chưa nhận được câu trả lời chính thức ngoài lời hứa miệng là sẽ cấp điện, còn nước thì tự túc… Cách đây hai ngày, một cán bộ công ty này còn nói không chừng sẽ phải dừng vì vướng nghị định 64 gì đó", ông Thắng nói. Còn theo bà Hoa (người thứ hai dám liều xây nhà ở khu tái định cư Bình Điền, giai đoạn 2), chuyện xây nhà của bà đỡ khổ hơn vì bà thuê công ty Phú Mỹ Lợi xây dựng và giám sát. Tuy nhiên, bà Hoa cũng bức xúc vì tới nay vẫn chưa có quyết định giao đất thì xây nhà xong lấy đâu ra điện, nước mà xài. "Như vậy chẳng khác nào "khuyên" chúng tôi đừng xây nhà trên đất của mình", bà Hoa chua xót. Như vậy, mấu chốt của vấn đề người dân không dám xây nhà nằm ở chỗ tới nay họ vẫn chưa có quyết định giao đất, trái với lời hứa của quận 8? Trả lời câu hỏi này, ông Mai Xuân Ngơi, trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8 khẳng định: "Các hộ dân nói đúng nhưng chưa đủ. Cụ thể là nó thế này: quyết định giao đất có chậm do mình phải điều chỉnh lại toàn bộ bảng chiết tính – tức là ngày trước giá nó khác và bây giờ giá nó khác, vì giá tái định cư của dự án này bây giờ đã xuống rồi. Việc điều chỉnh này đã chuyển cho ông Hồ Hải, phó chủ tịch UBND quận 8 từ tuần trước. Chắc trong tuần tới sẽ có quyết định giao đất cho người dân thôi". Còn theo ông Võ Trang Nguyên, phó phòng dự án công ty Phú Mỹ Lợi, đến nay đơn vị "vẫn hết mình hỗ trợ điện nước cho người dân xây nhà và đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng điện nước để phục vụ người dân".Theo SGTT Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

TPHCM: Nguy cơ cắt 30 triệu USD tài trợ từ Hàn Quốc

mua nhà,bán nhà


TPHCM: Nguy cơ cắt 30 triệu USD tài trợ từ Hàn Quốc Ngày 3-11, ông Lê Đức Tuân, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (CIPM), cho biết: Dự án trung tâm điều hành (ITS) đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có nguy cơ bị cắt nguồn vốn tài trợ 30 triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng.Dự án ITS bao gồm hệ thống kiểm soát tải trọng, camera giám sát… nhằm nâng cao an toàn lưu thông trên tuyến cao tốc. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD, sử dụng nguồn vốn ODA từ chính phủ Hàn Quốc. Theo CIPM, hiện dự án ITS đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lên kế hoạch khởi công xây dựng trong quý III-2012. Tuy nhiên, do huyện Bình Chánh chưa hoàn tất việc bồi thường, giải phóng mặt bằng nên đến nay dự án vẫn chưa khởi công. Trong khi đó, theo hiệp định vay vốn với nhà tài trợ, nếu trong năm 2012 dự án không được khởi công thì phía Hàn Quốc có thể xem xét cắt nguồn vốn ODA này. Hiện CIPM kiến nghị huyện Bình Chánh nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho nhà thầu khởi công trong quý IV-2012.Theo M.PhongTBKTSG Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chưa thể khởi công hầm qua đèo Cả

mua nhà,bán nhà


Chưa thể khởi công hầm qua đèo Cả Phối cảnh hầm đèo Cả - Ảnh: Công ty cổ phần đầu tư đèo Cả Dự án hầm đường bộ xuyên qua đèo Cả nối 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa theo kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ được khởi công trong tháng 10-2012. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết dự án đang vướng việc thu hồi 25 héc ta lúa ở Phú Yên nên chưa thể khởi công.Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư đèo Cả nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng hiện dự án đang vướng việc thu hồi 25 héc ta lúa ở Phú Yên nên chưa xong mặt bằng sạch để khởi công. Công ty đang cùng với địa phương giải quyết vấn đề này. Sau đó công ty sẽ báo cáo lên Bộ GTVT để ấn định ngày khởi công.Về công tác huy động vốn, ông Hoàng cho hay, đến nay các tổ chức tín dụng đã thống nhất tài trợ vốn cho dự án, kể cả phần vốn giải phóng mặt bằng nhà đầu tư cũng đã thu xếp xong.Trước đó, vào giữa tháng 6-2012, trong buổi lễ ký hợp đồng BOT (xây dựng-kinhdoanh-chuyển giao) và BT (xây dựng-chuyển giao) dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết dự án sẽ khởi công vào dịp 2-9, sau đó lại lùi sang tháng 10.Toàn bộ dự án hầm đường bộ đèo Cả có chiều dài 13,4 km. Trong đó, chiều dài hầm đèo Cả là 3,9 km, hầm Cổ Mã dài 500 mét, đường dẫn và cầu dài hơn 9 km. Công trình gồm 2 đường hầm chạy song song, mỗi hầm rộng 8,5 mét với 2 làn xe.Tổng mức đầu tư của dự án là 15.603 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm đèo Cả theo hình thức BOT là 10.555 tỉ đồng, hầm Cổ Mã theo hình thức BT là 4.509 tỉ đồng, kinh phí giải phóng mặt bằng 539 tỉ đồng.Theo dự kiến trước đây, dự án sẽ được khởi công vào tháng 10-2012 và đưa vào vận hành năm 2016. Dự án sẽ giúp các phương tiện giao thông giảm 3/4 thời gian qua đèo Cả, giảm thiểu mức độ nguy hiểm, nhất là nạn đá lở thường xuyên diễn ra trong mùa mưa bão.Theo TBKTSG Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét