Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Nửa năm thống khổ của doanh nghiệp bất động sản

Nửa năm thống khổ của doanh nghiệp bất động sản

mua nhà,bán nhà


Nửa năm thống khổ của doanh nghiệp bất động sản Báo cáo hợp nhất có kiểm toán của 25 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết đến 6/8 cho thấy, không có công ty nào đạt doanh thu tới 500 tỷ đồng, lãi cao nhất cũng chưa đầy 65 tỷ đồng.>Penthouse Việt mỏi mắt tìm khách mua>Trung tâm thương mại VIP ế sưng Trên sàn Hà Nội (HNX), với 9 công ty đã nộp báo cáo kiểm toán hợp nhất, theo số liệu của VNDRIECT, doanh thu 6 tháng cao nhất thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An (DIH) với mức 122,48 tỷ đồng. Còn Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô (PFL) với 0,13 tỷ đồng là đơn vị có doanh thu 6 tháng thấp nhất. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT Xét về lợi nhuận sau thuế, DIH lại không phải là công ty có lãi 6 tháng cao nhất trên HNX, mà là Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn (RCL, với 14,46 tỷ đồng). Lợi nhuận thấp nhất là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR), 6 tháng âm 7,2 tỷ đồng. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT Trên Sàn TP HCM (HOSE), đạt doanh thu cao nhất là Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC) với 470,28 tỷ đồng. Còn doanh thu thấp nhất 6 tháng là Công ty cổ phần COMA18 (CIG) - 23,68 tỷ đồng. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT KAC với mức 66,44 tỷ đồng cũng là công ty có lợi nhuận sau thuế 6 tháng cao nhất trên HOSE. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí-IDICO (PXL) có lãi sau thuế thấp nhất nhưng vẫn đạt mức dương (0,14 tỷ đồng). Doanh thu thấp nhất và lãi ở mức âm là CIG, lỗ 4,88 tỷ đồng. Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT Nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như HAG, QCG... chưa gửi báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có kiểm toán. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý II và 6 tháng của công ty mẹ tại những đơn vị này cũng cho thấy những khó khăn. Hoàng Anh Gia Lai, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ quý II đạt 43 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 49 tỷ đồng, giảm 77% cùng kỳ 2011. Trong khi đó, với số vốn hơn 1.200 tỷ, công ty mẹ Quốc Cường Gia Lai chỉ lãi 2,14 tỷ đồng 6 tháng. Còn lãi sau thuế quý II của QCG cũng chỉ đạt 361 triệu đồng. Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nguyên chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành giàu thế nào

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Nguyên chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành giàu thế nào? Thứ Bảy, 03/11/2012 12:17 Ông Đặng Văn Thành - người vừa từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank hiện là đứng thứ 12 trong Top 15 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012. Ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank (mã chứng khoán STB) từ ngày 15-7-1995. Tính đến nay, ông Thành đã có 18 năm liên tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank. Ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc - doanh nhân, "nữ hoàng mía đường" có 4 người con, trong đó, hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu. Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành là Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản). Đặng Hồng Anh (32 tuổi) hiện là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã chứng khoán SCR) và là thành viên HĐQT của Sacombank. Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) theo bà Bích Ngọc kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện Ức My là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần SX - TM Thành Thành Công (mã chứng hoán BHS), Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh (mã chứng khoán SBT). Theo thống kê sơ bộ đến ngày 2-11, ông Thành và con trai Đặng Hồng Anh hiện đang lọt Top 15 người kiếm tiền nhiều nhất sàn chứng khoán 2012. Trong danh sách 15 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012 của tờ báo này, ông Thành đứng ở vị trí thứ 12 còn con trai Hồng Anh đứng ở vị trí thứ 10. Cũng theo tờ báo này, dù Sacombank có nhiều biến động nhưng báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy số cổ phần sở hữu của gia đình ông Đặng Văn Thành tại Sacombank vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các cổ đông cá nhân. Những ngày gần đây, liên tiếp có thông tin vợ và con ông Thành thoái vốn hoặc rút khỏi các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Vợ ông Thành, bà Huỳnh Thị Bích Ngọc cũng công bố từ nhiệm khỏi Hội đồng quản trị Bourbon Tây Ninh, sau khi đã thôi chức Chủ tịch từ tháng 8.   Những cổ phiếu do gia đình ông Thành trực tiếp nắm giữ. Giá trị cổ phiếu tính đến ngày 2-11.  Tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm 42,7 triệu cổ phiếu (4,38% cổ phần) và con trai Đặng Hồng Anh nắm 37,1 triệu cổ phiếu (3,32%). CafeF thống kê, tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của gia đình ông Thành bao gồm ông Thành, bà Ngọc và con trai Hồng Anh là 1.600 tỉ đồng (giá trị cổ phiếu tính đến ngày 2-11). Từ 2-11, ông Đặng Văn Thành đã thôi giữ chức chủ tịch HĐQT Sacombank. Theo đó, HĐQT đã bầu ông Phạm Hữu Phú - Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Sacombank giữ chức chủ tịch HĐQT, tiếp tục thay ông Thành điều hành công việc của ngân hàng này.  Sáng nay ngày 3-11, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB) đang tổ chức họp báo về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị. Tại buổi họp, tân chủ tịch H ĐQT của Sacombank – Ông Phạm Hữu Phú cho biết, ngày 1-11-2012, ông Đặng Văn Thành đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc.  Phía Ngân hàng Nhà nước, đại diện NHNN – Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, NHNN đã sẵn sàng để hỗ trợ Sacombank trong việc thanh toán tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông thanh khoản của Sacombank khá tốt, có dấu hiệu tích cực. Theo Dân Việt - TTVN Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Cơ quan điều tra mời ông Đặng Văn Thành làm việc

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Cơ quan điều tra mời ông Đặng Văn Thành làm việc Thứ Bảy, 03/11/2012 11:18 (NLĐO)- Sáng nay (3-11), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB) đã tổ chức công bố về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị. Đại diện Sacombank xác nhận việc ông Đặng Văn Thành đã được mời lên làm việc với cơ quan điều tra (Bộ Công an) làm việc từ 1-11. Tại cuộc họp, ông Phạm Hữu Phú, tân chủ tịch HĐQT của Sacombank cho biết, ngày 1-11-2012, ông Đặng Văn Thành đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc. Tuy nhiên chi tiết về nội dung điều tra ông Đặng Văn Thành, phía Sacombank vẫn chưa được biết. Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, sẵn sàng hỗ trợ Sacombank trong việc thanh toán tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, thanh khoản của Sacombank khá tốt, có dấu hiệu tích cực. NHNN Chi nhánh TPHCM cũng đã nhận được hồ sơ xin thay đổi chủ tịch HĐQT của Sacombank và sẽ báo cáo với thống đốc.     Ông Phạm Hữu Phú cũng cho biết, việc từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành đã có kế hoạch và lộ trình đối với nhà đầu tư và toàn thể cán bộ công nhân viên.  Liên quan đến việc NHNN thanh tra Sacombank (đã kết thúc từ ngày 5-10-2012) ông Phú cho biết, phía Sacombank hiện chưa có kết quả thanh tra. Phương Thơ Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Giá vàng rơi thẳng đứng về 45,95 triệu đồng/lượng

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Giá vàng rơi thẳng đứng về 45,95 triệu đồng/lượng Thứ Bảy, 03/11/2012 11:11 (NLĐO) – Phiên giao dịch cuối tuần 3-11, giá vàng trong nước bất ngờ lao dốc rơi khỏi mốc 46 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới rơi tự do gần 40 USD/ounce. Mở cửa ngày cuối tuần, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào 45,9 triệu đồng/lượng, bán ra 46,1 triệu đồng/lượng, giảm 330.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Trong buổi sáng, xu hướng giảm của giá vàng tiếp tục diễn ra, dù các doanh nghiệp vàng lớn và ngân hàng ngưng giao dịch ngày cuối tuần. Lúc 11 giờ, giá vàng miếng SJC tiếp tục lao dốc xuống còn 45,95 triệu đồng/lượng bán ra, chiều mua vào rơi xuống chỉ còn 45,75 triệu đồng/lượng. Trên thị trường tự do, một số doanh nghiệp vàng tại TPHCM khá thận trọng khi điều chỉnh giá vàng quanh mức 46 triệu đồng/lượng. Tính chung, giá vàng đã giảm khoảng 500.000 đồng/lượng so với tuần trước đó và đây là tuần giảm giá thứ 4 liên tiếp của vàng trong tháng qua. Trong khi đó, phiên giao dịch đêm hôm qua, giá vàng thế giới đã bị đồng USD mạnh lên nhấn chìm khiến vàng rơi thẳng đứng bỏ xa vùng 1.700 USD/ounce. Chốt tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 1.676 USD/ounce, giảm gần 40 USD/ounce so với phiên trước đó và là mức thấp nhất trong 2 tháng qua. Kim loại quý bị vùi dập trước những thông tin khả quan về báo cáo việc làm của Mỹ tốt hơn mong đợi giúp đồng USD mạnh lên. Có phiên rơi thẳng đứng khiến giá vàng thế giới hiện tại chỉ còn khoảng 42,2 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỉ giá niêm yết, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 3,7 triệu đồng/lượng – mức kỉ lục của nhiều tháng qua. Tin-ảnh: T.Phương Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Kiến nghị tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Kiến nghị tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối Thứ Sáu, 02/11/2012 01:18 UBND TPHCM đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu giải pháp cho phép tạm xuất vàng miếng và tái nhập vàng khối theo đề xuất của các đơn vị kinh doanh vàng. Theo thông báo của UBND thành phố ngày 30-10 về giải quyết vướng mắc hoạt động kinh doanh vàng, việc tạm xuất vàng miếng và tái nhập vàng khối giúp đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng vàng của các thương hiệu khác khi thực hiện chuyển đổi sang thương hiệu SJC, đảm bảo cung ứng đủ nguồn cung vàng cho thị trường, góp phần kéo giảm chênh lệch giá vàng, giảm thiệt hại cho các tổ chức tín dụng và người dân. Ngoài ra, UBND thành phố còn đề xuất Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kiến nghị của Công ty SJC liên quan đến việc cấp giấy phép mở (không xác định về số lượng và thời gian dài hơn), để thuận lợi trong việc sản xuất vàng miếng thương hiệu SJC từ nguồn vàng SJC móp méo, không đủ tiêu chuẩn lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.     Ngày 27-4-2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 12/2012/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng chỉ được huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng, để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng khi tồn quỹ và thu nợ không đủ chi trả, thời hạn phát hành chứng chỉ vàng phải chấm dứt vào ngày 25-11-2012. Theo UBND thành phố, trong những năm gần đây, trước bối cảnh giá vàng biến động mạnh, hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt hiện tượng cho vay vàng để đầu cơ diễn ra phổ biến với quy mô lớn, không những làm tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường vàng. Việc quản lý hoạt động vàng theo các quy định mới ban hành gần đây đã có những tác động tích cực, hiện tượng nhập lậu vàng qua biên giới hầu như không xảy ra khi giá vàng trong nước và thế giới có sự chênh lệch, nhờ đó tỷ giá và thị trường ổn định. Tuy nhiên, UBND thành phố lại cho rằng đang phát sinh một số vấn đề vướng mắc liên quan đến thanh khoản vàng của các tổ chức tín dụng và vấn đề vàng giả, nhái thương hiệu SJC. Do vậy, UBND thành phố đề nghị Ngân hàng Nhà nước chủ động thông tin chính xác, kịp thời về định hướng, kế hoạch quản lý thị trường vàng để ổn định tâm lý người dân. Ngoài ra, tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các bộ ngành liên quan truy tìm, ngăn chặn nguồn gốc cung cấp vàng miếng giả, nhái nhãn hiệu SJC để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu vàng quốc gia. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết cơ quan này đã nhận được kiến nghị của Ủy ban Nhân dân TPHCM về các giải pháp đối với thị trường vàng, trong đó có phương án cho phép tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối. Theo ông Hưng, hiện tại một số ngân hàng và doanh nghiệp đang tồn một lượng vàng lớn với nhiều thương hiệu khác nhau, đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép dập thành vàng miếng SJC. Nhưng máy móc của SJC không đủ sức để kiểm định nhanh chóng tất cả số vàng bị tồn, gần 400.000 lượng, vì vậy, một số doanh nghiệp đã đề xuất các cách thức để nhanh chóng chuyển đổi được. Tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối có nghĩa là doanh nghiệp sẽ xuất số lượng vàng miếng của họ ra nước ngoài, vàng này sẽ được chuyển thành vàng khối, sau đó nhập về. Việc này sẽ khiến cho chất lượng vàng được đảm bảo, vì đã được tổ chức nước ngoài phân kim. Sau đó, số vàng này sẽ được đưa đến SJC để dập lại, không mất thời gian kiểm định. Tuy vậy, theo ông Hưng, đây không phải là việc đơn giản, dễ làm. Đầu tiên, nó sẽ vướng về mặt pháp lý, vì theo Nghị định 24, chỉ Ngân hàng Nhà nước mới được phép xuất nhập khẩu vàng. Nếu muốn làm việc này, thì phải thông qua một hợp đồng ủy thác rất phức tạp. Hai là, với giá cả, chi phí dập thế nào chính doanh nghiệp phải chấp nhận, Ngân hàng Nhà nước sẽ không đứng ra chịu các chi phí này, vì đây là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp thứ hai là doanh nghiệp tự nấu lại thành khối, dưới sự kiểm định chất lượng của SJC, sau đó SJC sẽ dập luôn thành vàng miếng mà không cần kiểm định lại. Vì trên thực tế, với công suất 50.000 lượng/ngày, SJC sẽ không mất quá nhiều thời gian để dập. Việc chậm trễ trong thời gian qua chủ yếu do công ty này phải kiểm định chất lượng từng lượng vàng. Còn một biện pháp nữa là Ngân hàng Nhà nước sẽ ứng trước vàng SJC cho các doanh nghiệp, ngân hàng, sau đó khi nào sản xuất xong vàng SJC thì sẽ thu hồi lại. Nhưng việc này lại vướng ở chỗ vàng mà Ngân hàng Nhà nước có nằm trong dự trữ ngoại hối, là tài sản của Nhà nước, vì vậy, phải cân nhắc để không chịu bất cứ rủi ro nào. Đồng thời, muốn đưa ra thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng phải dập số vàng theo tiêu chuẩn quốc tế thành vàng miếng SJC, nên cũng không thể thực hiện thật nhanh được. Ông Hưng cho rằng, hiện tại Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc các phương án, nhưng vẫn chú trong phương án cho phép doanh nghiệp tự nấu lại vàng khối, vì sẽ dễ thực hiện hơn. Do đó, thị trường cần chờ đợi thêm một thời gian để việc chuyển đổi vàng miếng được giải quyết nhanh chóng hơn. Theo Văn Nam - Thanh Thương (TBKTSG) Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Những con số bất động sản ấn tượng trong tuần

mua nhà,bán nhà


Những con số bất động sản ấn tượng trong tuần Hơn 1 triệu tỷ đồng đọng trong bất động sản, con số lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh... là tâm điểm chú ý trong tuần.> Địa ốc tháng 10: Từ biệt thự đến căn hộ đều mất giá> Nửa năm thống khổ của doanh nghiệp bất động sản Tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội sáng 31/10, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tham gia ý kiến về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xử lý hàng tồn kho vật liệu xây dựng. Lấy số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Dũng cho biết, tính đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 6,6%. Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng. Cũng theo ông Dũng, thị trường bất động sản bộc lộ điểm yếu khi sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình, còn sản phẩm cho người thu nhập thấp lại rất ít. Nhà diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân còn thiếu. Vốn cho các dự án bất động sản chủ yếu dựa vào vay ngân hàng và huy động từ tiền mua nhà. Điều này dẫn đến khi hàng không bán được, thị trường đóng băng thì nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn. Tính đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng. Ảnh: Vũ Lê Bộ trưởng cho biết, hiện cả nước có 2.399 dự án và khoảng 71.000 ha đất cho bất động sản. Riêng Hà Nội có 368 dự án với khoảng 20.000 ha cho địa ốc, trong đó những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40%. Tồn kho cả nước lên tới 16.469 căn hộ chung cư, hơn 4.000 nhà thấp tầng, và hơn 25.800 m2 nhà văn phòng cho thuê. Tuy nhiên, theo thống kê của Savills, trong 3 năm tới, vẫn có khoảng 34 dự án gia nhập thị trường. Trong đó, 33 dự án đã được xác định sẽ cung cấp khoảng 30.000 căn hộ. Từ nay đến cuối năm, 4 dự án sẽ gia nhập thị trường, cung cấp trên 1.000 căn hộ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản Theo báo cáo tài chính của công ty mẹ Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal - SCR), quý III, lãi sau thuế quý III của Sacomreal còn 800 triệu đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm 2011 (52 tỷ đồng). 9 tháng, Sacomrel lãi 60 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2011. Kết quả kinh doanh của Sacomreal càng tô thêm màu xám vào bức tranh vốn đã tối màu của doanh nghiệp bất động sản quý III. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh (DXG) cũng cho thấy lợi nhuận sau thuế quý III/2012 của DXG chỉ đạt 517 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này là 9,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2012 của DXG là 13,3 tỷ đồng, thấp hơn 9 tháng đầu năm 2011 tới 3,78 lần. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 (HU3) quý III năm nay cũng chỉ báo lãi 1,77 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 17,7 tỷ. Công ty cổ phần Xây dựng sông Hồng bị lỗ tới 2,58 tỷ, trong khi cùng kỳ báo lãi 9,8 tỷ đồng. Lãi sau thuế quý III của VC7, SIC chỉ bằng một phần ba cùng kỳ năm ngoái, lãi của L18 chỉ đạt 302 triệu, trong khi cùng kỳ lãi 5,3 tỷ đồng. TSM lỗ 1,7 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi 2,6 tỷ đồng.... Có thể làm chung cư giá 10 triệu đồng một m2 Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng, nếu doanh nghiệp biết tiết giảm chi phí, áp dụng công nghệ tiên tiến thì nhà 10 triệu một m2 hoàn toàn có thể làm được. Về chất lượng công trình với căn hộ 10 triệu đồng một m2 thì theo ông Võ, đã có quy trình thẩm định của Bộ Xây dựng. Khi thẩm định sẽ cho ra kết quả ngay, nên tôi nghĩ chủ đầu tư cũng không dám làm bừa đâu. Tôi tin rằng người ta nói 10 triệu một m2 là phải theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia đã phê chuẩn, ông Võ nói. Chuyên gia này cũng tin tưởng rằng xu hướng giảm giá của thị trường vẫn tiếp tục với những dự án mới. "Họ có thể đưa ra mức giá thấp hơn nữa, còn người tiêu dùng cũng lại chờ đợi mức giá thấp hơn. Trong thời gian tới, tôi cho rằng các nhà đầu tư phải quyết định chứ không ai quyết định thay được. Các nhà đầu tư nên tính toán chịu lỗ và tìm cách giải quyết để chúng ta vào trận mới chứ không nên đeo một khối nợ vào tiếp sẽ nặng nề quá", ông Võ nhận định. Nguồn :http://vn.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhDoanh nghiệp Thứ Bẩy, 03/11/2012 - 14:10 Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới Trong vòng một tuần, cả hai vợ chồng ông Đặng Văn Thành đều rời chức chủ tịch. Hơn thế, các diễn biến trên sàn chứng khoán, các thông tin chính thức và không chính thức đang khiến gia đình ông Đặng Văn Thành một lần nữa trong tâm điểm chú ý. >>  Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới Rời chức và mất tiềnTrong phiên giao dịch ngày 2/11, cả 3 cổ phiếu liên quan trực tiếp tới gia đình ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank - đã đồng loạt giảm sàn với dư bán rất lớn.Đóng cửa phiên sáng, cổ phiếu SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (do con trai ông Thành là ông Đặng Hồng Anh làm chủ tịch HĐQT) giảm hết biên độ cho phép (-7%) với dư bán sàn gần 7 triệu đơn vị. Số lượng khớp đạt 0,57 triệu đơn vị, tất cả đều ở mức giá thấp nhất là 5.100 đồng/cp.Cổ phiếu SBT của CTCP Bourbon Tây Ninh - nơi con gái ông Thành đang ngồi ghế Chủ tịch HĐQT và trước đó vợ ông Thành là thành viên HĐQT - cũng giảm sàn với dư bán lên tới gần 1,2 triệu đơn vị.Trong khi đó, cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank cũng bị bán tống bán tháo ở mức giá sàn đầu giờ sáng trước khi phục hồi đôi chút vào cuối phiên.Các mã cổ phiếu liên quan trực tiếp tới gia đình ông Thành giảm mạnh trong bối cảnh ông Đặng Hồng Anh công bố bán xong 21,45 triệu cổ phiếu SCR thu về khoảng 113,6 tỷ đồng, trong khi đó "nữ hoàng" mía đường Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Thành bất ngờ từ nhiệm HĐQT của Bourbon Tây Ninh… Ông Đặng Văn Thành Cụ thể, thông tin từ Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ông Hồng Anh đã bán thành công 21,45 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó và giảm lượng cổ phiếu sở hữu từ 35.607.000 cổ phiếu (tỷ lệ 24,9%) còn 14.157.000 cổ phiếu (tỷ lệ 9,9%).Các giao dịch được thông qua hình thức thỏa thuận trong 2 ngày là 26/10 và 29/10 với giá bình quân tương ứng là 5.300 đồng và 5.400 đồng/cp.Thông tin về giao dịch này trên thực tế không bất ngờ bởi ông Hồng Anh đã đăng ký bán trước đó. Tuy nhiên, việc người đàn ông đang được xếp trong tốp 15 người giàu nhất trên sàn chứng khoán (giống như ông Thành) thoái vốn đúng như tuyên bố một cách nhanh chóng đang dấy lên những đồn đoán không mấy tích cực về doanh nghiệp cũng như doanh nhân này.Trong khi đó, gần như cùng lúc, bà Huỳnh Bích Ngọc - mẹ ông Đặng Hồng Anh và là người nằm trong danh sách 45 gương mặt giàu nhất trên TTCK - bất ngờ từ nhiệm HĐQT công ty mía đường Bourbon Tây Ninh từ ngày 1/11 sau khi khi từ bỏ chức danh chủ tịch HĐQT công ty này. Trước đó, Huỳnh Bích Ngọc cũng đã từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT tại Công ty CP Đường Biên Hòa (BHS).Dù gái Đặng Huỳnh Ức My cũng đã trám vào vị trí cao nhất SBT nhưng các thông tin về những biến động trong các doanh nghiệp của gia đình này, cũng như những giao dịch thỏa thuận lớn bất thường của 2 cổ phiếu EIB của Eximbank và STB của Sacombank gần đây đang khiến gia đình này rơi vào sự chú ý của dư luận.Đến cuối giờ chiều 2/11, ông Đặng Văn Thành cũng đã tuyên bố rút lui khỏi chức chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank. Với động thái này, ông Thành coi như đã thoái lui toàn bộ khỏi các chức danh ở ngân hàng do chính ông gây dựng. Cuộc thâu tóm ở Sacombank đang có diễn biến mới khiến cả thị trường chú ý.Đón biến động mới?Không chỉ các cổ phiếu liên quan tới gia đình ông Đặng Văn Thành, hàng trăm mã cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giảm rất mạnh trong phiên giao dịch 2/11. Các nhà đầu tư đã ồ ạt tháo chạy khiến chỉ số VN-Index mất gần 13 điểm (-3,3%), còn HNX-Index rớt 3,04%. Chỉ số HNX30 - đo lường 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên sàn Hà Nội thậm chí còn mất tới hơn 4,3%.Diễn biến của phiên giao dịch 2/11 có nét gì khá giống như phiên ngày 21/8 khi mà trên thị trường đồn đoán "bầu Kiên" bị bắt. Điểm khác có chăng là ở chỗ mức giá của đa số cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối tuần này đã thấp hơn rất nhiều so với trước đó.Áp lực bán ra càng về cuối phiên càng mạnh khi mà giới đầu tư chờ đợi 1 thông tin chính thức bác bỏ những tin đồn tiêu cực lan truyền trên thị trường nhưng rốt cuộc họ cũng không biết gì thêm ngoài việc chờ sang tuần sau hoặc nhấn lệnh bán.Tâm lý lo ngại được nhiều nhà tư cho rằng khác hẳn và mạnh hơn nhiều khi mà thị trường gặp các tin đồn liên quan tới các đại gia khác như Trầm Bê, Hồ Hùng Anh, Đặng Thành Tâm trong thời gian vừa qua.Các câu hỏi đều xoay quanh hiện tượng bộ 3 cổ phiếu SCR, SBT, STB bị bán tháo ngay đầu phiên như: Tại sao con trai ông Thành phải bán ra hơn 21 triệu cổ phiếu? Tại sao bà Ngọc lại rút lui khỏi các công ty mía đường? Giao dịch thỏa thuận bất thường cổ phiếu EIB và STB gần đây có liên quan gì không tới gia đình Thành? Và rồi tới mức giá 19.000 đồng mà cổ phiếu STB trụ vững trong hơn 2 tháng qua…Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, TTCK biến động mạnh như này mới có cơ hội mua bán, giao dịch mới tăng lên, và để cân bằng lại thị trường, cân bằng lại các lợi ích… Tuy nhiên, vấn đề mà họ đề cập tới là trong 1 môi trường nhiều thông tin rối loạn và biến động mạnh như vậy, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại gánh chịu thiệt hại lớn nhất.Những biến động từ các DN lớn cho đến những nhân vật lớn trên sàn chứng khoán, khiến cho không ít nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đón những biến động mới. Tuy nhiên, trước biến động, ai cũng giữ tâm lý dè dặt, lo ngại.Trước đó, TTCK đã gặp khá nhiều trường hợp biến động mạnh (ở diện rộng, ở một số mã hoặc riêng biệt ở 1 mã) và nó được cho là nhiều khi có liên quan tới tình trạng làm giá, giải chấp hoặc bán không… Gần đây hiện tượng này đã giảm bớt. Tình trạng bán khống được cho là đã chìm xuống khá nhiều.Tuy nhiên, niềm tin trên thị trường dường như vẫn chưa được hồi phục. Các thông tin, tin đồn thật giả lẫn lộn; doanh nghiệp thông tin không minh bạch… ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà đầu tư. Thị trường dường như không có khả năng chống lại những tác động như nói trên và các nhà đầu tư chắc chỉ còn biết trông đợi vào sự mạnh tay hơn của các cơ quan quản lý. Theo Huấn Tú VEF Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

EVN trả 2.000 tỷ đồng cho PVN và Vinacomin

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhDoanh nghiệp Thứ Bẩy, 03/11/2012 - 13:17 EVN trả 2.000 tỷ đồng cho PVN và Vinacomin Thông tin từ Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đến nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng tiền nợ quá hạn cho hai đơn vị này. Đại diện PVN cho biết, EVN vừa trả cho tập đoàn khoảng 1.000 tỷ đồng tiền nợ cũ từ trước năm 2010. Số nợ còn lại khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó gồm 10.000 tỷ đồng tiền mua điện và 3.000 tỷ đồng lãi vay, EVN đã cam kết từ nay cho đến hết năm 2013 sẽ trả dứt điểm khoản nợ trên. Còn theo Phó tổng giám đốc Vinacomin, ông Nguyễn Văn Biên, khoản nợ của EVN đối với tập đoàn thời gian qua lên đến gần 2.000 tỷ đồng nhưng vừa qua ngành điện đã trả bớt khá nhiều và hiện còn lại khoảng 500 tỷ đồng tiền nợ. Ông Biên cho biết, theo kế hoạch trước đây thì từ 15-9 đến hết năm 2012 EVN sẽ mua than của Vinacomin để sản xuất điện với giá trị khoảng 600 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay EVN đã giảm lượng mua than xuống chỉ còn 550 tỉ đồng. Dự tính trong 2 tháng cuối năm, EVN chỉ mua than chạy điện với giá trị khoảng 300 tỷ đồng. Cũng theo Vinacomin, do các đơn vị sản xuất trong nước gặp khó khăn, sản xuất đình trệ (đặc biệt là ngành sản xuất thép và xi măng), nên nhu cầu điện giảm, sản lượng huy động đạt thấp so với các năm trước. Vì vậy việc huy động điện và giá mua điện của các nhà máy nhiệt điện rất thấp, có nhiều giờ giá điện là 0 đồng/kWh. Do nhu cầu điện giảm nên các nhà máy nhiệt điện thuộc ngành than đã phải cân đối lại kế hoạch sản xuất điện để phù hợp với khả năng huy động và đảm bảo lợi nhuận khi tham gia thị trường điện. Sản lượng điện sản xuất dự kiến năm 2012 chỉ đạt 6,1 tỷ kWh, giảm 1 tỷ kWh so với kế hoạch đầu năm. Theo Phạm Tuyên Tiền Phong Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

'Giá dịch vụ quản lý chung cư nên được thỏa thuận ngay từ đầu'

mua nhà,bán nhà


'Giá dịch vụ quản lý chung cư nên được thỏa thuận ngay từ đầu' Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, phí quản lý dịch vụ chung cư nên được thỏa thuận ngay từ ban đầu trong lúc chủ đầu tư ký HĐMB với khách hàng. Ngày 2/11/2012, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm về vấn đề quản lý chung cư cao tầng, một trong những vấn đề "nóng" được người dân rất quan tâm trong những năm qua. Trong những năm qua, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, thị trường bất động sản phát triển mạnh. Nhu cầu nhà ở của người dân đô thị tăng cao. Vì thế, lượng chung cư cao tầng mọc lên tại các đô thị lớn như HN và Tp.HCM lớn, dẫn đến vấn đề quản lý chung cư cao tầng cũng trở nên phức tạp, nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện rất nhiều trong thời gian qua. Chiến lược phát triển nhà ở quốc giá đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cho thấy mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ nhà chung cư tại đô đặc biệt như HN, Tp.HCM lên đến 80%, ở các đô thị loại 1,2 sẽ đạt 50%, loại 3 là 30%. Mục tiêu đến 2020 tỷ lệ này lần lượt là 90%, 60% và 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Thực trạng quản lý chung cư cao tầng hiện nay còn quá nhiều vấn đề búc xúc trong dân. Chẳng hạn như khiếu kiện, tranh chấp về chất lượng nhà ở, về mức phí dịch vụ, bảo trì bảo hành, năng lực đơn vị quản lý, chậm thành lập Ban Quản trị… Có nhiều nguyên nhân khác nhau như khung pháp lý điều chỉnh những vấn đề này chưa được bổ sung, hoàn thiện kịp thời; Một số chủ đầu tư chỉ chú trọng thu lợi nhuận từ việc bán căn hộ mà chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng của mình; Người dân không xem hết các nội dung trong Hợp đồng,… Ông Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng quản lý nhà và kinh doanh BĐS (Sở Xây dựng HN) cho rằng, các văn bản hiện hành của nhà nước về quản lý chung cư chưa đầy đủ, chưa bắt kịp với thực tiễn phát triển của thị trường BĐS. Vì thực tế có rất nhiều mô hình đầu tư BĐS như nhà tái định cư, chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ, chung cư cao cấp, chung cư TNT,…do nhiều đối tượng, chủ thể quản lý khác nhau nhưng chưa có văn bản, hướng dẫn phù hợp nên gặp nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình thực hiện. Với tỷ lệ chung cư lớn trong tương lai thì vấn đề quản lý đi sau đó trở nên cấp bách và cũng là một trong những vấn đề cần có những giải pháp triệt để, hiệu quả. Cục trường quản lý nhà và thị trường BĐS Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch để người dân được biết. Phí chung cư cần được thỏa thuận ngay trong lúc chủ đầu tư ký HĐMB với khách hàng. Nếu chủ đầu tư công khai minh bạch các chi phí dịch vụ quản lý thì sẽ không dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại, nhưng hiện nay vẫn còn chủ đầu tư không công bố những khoản này. Về chỗ để xe, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng nên bán chỗ để xe như nước ngoài và vẫn phải thu phí. Nói tới việc giao việc quản lý chung cư cho Ban quản trị nhà chung cư, ông Hà cho rằng sẽ vẫn còn nhiều vấn đề còn băn khoăn. Bởi một số tòa nhà mặc dù có Ban quản trị nhưng lại không làm đúng quy định, rồi lại đổ trách nhiệm cho chủ đầu tư. Một số chủ đầu tư thì cảm thấy mệt mỏi nên bỏ mặc dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Theo quan điểm của T.S Phạm Sĩ Liêm, chủ tài sản nào thì người đó có trách nhiệm quản lý. Đó là nguyên lý. Chung cư là một tài sản đặc thù gồm có 2 quyền tài sản là quyền tài sản chung và quyền tài sản riêng, nhưng trách nhiệm, quyền hạn quản lý tài sản đó là người chủ tài sản đó chú không phải là người ngoài đứng ra để quản lý được. "Phí quản lý nên để tập thể đa số quyết định, đưa ra nhưng hiện nay phí quản lý là do chủ đầu tư, công ty quản lý ấn định mức nhất định thì người dân làm sao chịu nổi." T.S Liêm nói Cũng tại buổi Tọa đảm nhiều quan điểm cho rằng, cần bổ sung quy định và chế tài cụ thể để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, vận hành chung cư. Mạnh Dũng Theo TTVN Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nộp đủ tiền, chờ 5 năm chưa được chính quyền giao đất

mua nhà,bán nhà


Nộp đủ tiền, chờ 5 năm chưa được chính quyền giao đất Mặc dù đã nộp đủ tiền từ năm 2007 nhưng đến nay bà Nguyễn Thị Nhạn vẫn chưa được chính quyền xã giao đất để sử dụng. Đóng đủ tiền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về việc mua đất giãn dân nhưng đến nay sau hơn 5 năm, bà Nguyễn Thị Nhạn, một hộ nghèo thuộc  diện gia đình chính sách (ở thôn Bách Kim, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa được chính quyền bàn giao diện tích đất đã mua. Năm 2007, UBND huyện Thạch Thất ra Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 8-10-2007 về việc xét chuyển qui hoạch sử dụng đất và thu hồi 24.706 m2 đất thuộc địa bàn xã Phú Kim để sử dụng vào mục đích quy hoạch khu dân cư mới. Thực hiện quyết định, UBND xã Phú Kim đã rà soát, lập kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho 42 hộ dân với diện tích 5.002 m2 tại thôn Bách Kim. Theo đó, một số hộ thuộc diện gia đình chính sách nên không phải bốc thăm mà tự nhận phần đất của mình. Bà Nguyễn Thị Nhạn, một hộ gia đình diện chính sách đã nhận được thửa đất số 32 thuộc khu vực Rộc Ngòi –Rộc Vài, thôn Bách Kim với diện tích 123m2. Ngay sau khi nhận đất, bà Nhạn đã vay mượn tiền của họ hàng đóng đầy đủ số tiền mua đất và thực hiện các nghĩa vụ khác với số tiền 43,5 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi thu tiền, chính quyền xã Phú Kim lại không giao đất cho bà sử dụng.  Để đòi quyền lợi, bà Nhạn nhiều lần đề nghị chính quyền giao đất nhưng bất thành.Đã 5 năm trôi qua, tuổi già sức yếu, bà Nhạn không đủ sức khỏe tiếp tục theo kiện nên ủy quyền cho bà Cấn Thị Minh (là em chồng bà Nhạn) tiếp tục khiếu nại lên các cấp chính quyền. UBND huyện Thạch Thất đã ra nhiều văn bản đôn đốc UBND xã Phú Kim giải quyết. Mãi đến tháng 7-2012, UBND xã Phú Kim mới có văn bản số 110/BC-UBND báo cáo sự việc lên UBND huyện, trong đó có nêu: Nguồn gốc thửa đất số 32 cấp cho bà Nhạn nằm trên diện tích đất phải thu hồi của ông Cấn Văn Ngà (ông Ngà là em của bà Nhạn, ông Ngà không có đơn xin cấp đất). Sau đó, UBND xã Phú Kim mời các hộ có diện tích phải thu hồi đến nhận tiền đền bù hỗ trợ GPMB theo quy định. Lúc đó, UBND xã Phú Kim mới biết số diện tích phải thu hồi của ông Ngà đã tự đổi cho bà Nguyễn Thị Trình (trú tại thôn Bách Kim). UBND xã đã nhiều lần mời bà Trình đến nhận tiền đền bù để giải phóng mặt bằng nhưng bà Trình không nhận. Bà Trình có nguyện vọng xin được đổi ruộng để lấy diện tích canh tác. Nhiều lần UBND xã Phú Kim tổ chức hội nghị và mời bà Trình đến trụ sở UBND xã để giải quyết nhưng bà Trình vẫn không đến. Do vậy, việc giải quyết GPMB để cấp đất cho bà Nguyễn Thị Nhạn không thực hiện được..."Theo ông Nguyễn Văn Công, Chủ tịch UBND xã Phú Kim: Chính quyền chưa thể giao đất cho bà Nhạn vì vướng mặt bằng. UBND xã làm đúng trình tự, thủ tục, nỗ lực vận động nhưng chưa có kết quả. Để xảy ra vụ việc cũng là do cơ chế của tỉnh Hà Tây (cũ) khi đó ra quyết định thu hồi đất để giãn cư nhưng không có tiền để GPMB, vừa thu hồi vừa GPMB nên mới vướng mắc như thế…". Hỏi về hướng giải quyết đối với vụ việc này, ông Công cho biết: chúng tôi đã làm hết khả năng và vẫn đang tích cực giải quyết và chờ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.Về vụ việc này, Ông Khuất Khắc Sơn, Trưởng phòng TN&MT huyện Thạch Thất khẳng định: Trách nhiệm giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND xã Phú Kim". Đề nghị UBND huyện Thạch Thất, UBND xã  Phú Kim khẩn trương giải quyết dứt điểm để bà Nhạn ổn định cuộc sống.Theo Đức SơnĐại Đoàn Kết Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét