Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Nhà giàu Trung Quốc đổ sang Anh mua nhà

Nhà giàu Trung Quốc đổ sang Anh mua nhà

mua nhà,bán nhà


Nhà giàu Trung Quốc đổ sang Anh mua nhà Tiền của người Trung Quốc đã có mặt tại các thị trường bất động sản trên khắp thế giới. Tuy nhiên Hong Kong và Singapore là những cái tên bị ảnh hưởng nhiều. Luật thuế mới đánh vào nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản tại Hong Kong và Singapore có thể sẽ khiến người Trung Hoa đại lục bỏ sang các khu vực khác như Luân Đôn để tìm cơ hội tạo lợi nhuận, các nhà điều hành của tổ chức tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle ngày hôm qua cho biết.Khi mà người Trung Quốc không thể đầu tư vào Hong Kong, Singapore - trung tâm tài chính, kinh tế của châu Á - thì đương nhiên, họ sẽ phải tìm cơ hội tại các miền đất mới để đổ tiền vào như Sydney, Toronto và Luân Đôn. Trong 2 năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy, các nhà đầu tư Hong Kong cũng như Singapore luôn tìm kiếm một nơi nào đó để tạo lợi nhuận và Luân Đôn chính là một điểm đến ưa thích, ông Alastair Hughes, giám đốc điều hành của JLL Asia Pacific, cho biết.Ông Alastair Hughes cũng cho biết, công ty của ông đã gặt hái được rất nhiều thành công khi bán các căn hộ tại Luân Đôn cho các nhà đầu tư Hong Kong, Singapore. Họ đã và đang mua với khối lượng rất lớn.Vào cuối tuần trước, Hong Kong đã chính thức công bố mức thuế 15% đánh vào người nước ngoài khi mua đất tại đây. Một phần của động thái này nhằm vào những người đại lục giàu có - những người đã khiến cho giá bất động sản tại thị trường này bị đẩy lên mức cao kỷ lục trong thời gian qua. Quyết định của chính phủ Hong Kong được thực hiện sau khi Singapore áp dụng mức thuế 10% đối với các thương vụ tương tự vào tháng 12 vừa qua.Tiền của người Trung Quốc đã có mặt tại các thị trường bất động sản trên khắp thế giới. Tuy nhiên Hong Kong và Singapore là những cái tên bị ảnh hưởng nhiều. Công ty môi giới CLSA ước tính, người Trung Quốc đã mua đến 37% các căn hộ mới được bán tại Hong Kong trong quý II năm nay (xét về tổng giá trị).Ông Christopher Fossick, giám đốc quản lý của JLL tại Singapore và khu vực Đông Nam Á cho biết, luật thuế mới được áp dụng đã có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường Singapore. Trong 9 tháng đầu năm nay, chỉ có 407 căn hộ được bán cho các nhà đầu tư Trung Quốc, giảm đáng kể từ mức 1.802 căn hộ vào năm 2011.Tuy nhiên, ông KK Fung, giám đốc quản lý của JLL tại Trung Quốc lại cho rằng, chưa thể nói trước về những ảnh hưởng của luật thuế đến toàn thị trường bất động sản Hong Kong. Vẫn còn đang có những nhân tố đẩy giá BĐS trong đó có nguồn cung hạn chế, tỷ lệ lãi suất thấp, mệnh giá của đô là Hong Kong so với USD.Chúng tôi vẫn chưa thế khẳng định được là liệu luật thuế mới có ảnh hưởng đến thị trường Hong Kong trong dài hạn hay không. Giờ mới chỉ những ngày đầu của sự thay đổi, ông Fung nói.Theo VEF Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

IFS bị phạt và truy thu thuế gần 12 tỷ đồng

mua nhà,bán nhà


Ngày 1/11/2012, Công ty Cổ phần thực phẩm quốc tế (mã IFS-HOSE) gửi văn bản báo cáo về quyết định của Cục thuế Đồng Nai xử lý thuế và xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty.Theo đó, tổng số tiền truy thu thuế là 6,79 tỷ đồng, tổng số tiền phạt 4,96 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng số tiền truy thu và phạt đối với IFS là 11,75 tỷ đồng. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định, công ty có trách nhiệm phải nộp toàn bộ số tiền nói trên.IFS cho biết, đây là khoản tiền thuế truy thu và phạt cho giai đoạn 2007 – 2009 nên cổ đông lớn có trách nhiệm bồi hoàn lại toàn bộ cho công ty và tình hình tài chính của công ty không bị biến động từ khoản phải trả phát sinh. Công ty sẽ nhận được toàn bộ tiền bồi hoàn tương ứng với số tiền thuế truy thu và phạt nói trên và thực hiện thanh toán theo đúng quy định.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chứng khoán chiều 2/11: Nghe ngóng thông tin

mua nhà,bán nhà


Giới đầu tư hẳn có một buổi trưa bận rộn để nghe ngóng thông tin, và đợt bán tháo mới xuất hiện không có gì lạ khi thông tin đã rõ ràng hơn.Sau phiên giao dịch chiều nay, STB mới phát đi thông tin chính thức về việc ông Đặng Văn Thành thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.Cả hai sàn tiếp tục lao dốc mạnh hơn và không còn bóng dáng những đợt giằng co nhờ lực cầu bắt đáy như phiên sáng nữa. Độ rộng thay đổi nhanh chóng với số mã giảm sàn tăng vọt. Đây là hệ quả của việc bán ra mạnh mẽ khiến những mã giảm giá từ sáng không còn đủ sức giữ trên mức sàn nữa. HSX đóng cửa với 136 mã sàn và 73 mã giảm. HNX ghi nhận 84 mã sàn và 85 mã giảm. So với phiên ngày 21/8 thì độ rộng này không tiêu cực bằng, nhưng sức ép tâm lý cũng không phải là nhẹ.VN-Index chốt phiên giảm 3,27%, VN30-Index giảm 3,53%, HNX-Index giảm 3,04% và HNX30-Index giảm 4,32%. HNX từ sau 2h có một vài tín hiệu tích cực, thu hẹp mức giảm nhờ ACB và SHB cải thiện một bước giá. Tuy nhiên HNX30 không nhận được đầy đủ lực nâng đỡ ở hai mã này, đã phục hồi nhẹ hơn nhiều. Toàn bộ các cổ phiếu dẫn dắt khác ở HNX như VND, PVX, BVS, KLS đều giảm rất mạnh.HSX không có dấu hiệu tích cực rõ ràng nào. Đợt đóng cửa hàng loạt cổ phiếu blue-chip tiếp tục sụt giá mạnh hơn và chấp nhận ở mức sàn. Cả hai chỉ số sàn này đều phải đóng cửa ở mức điểm ngay sát đáy.Thanh khoản trong phiên chiều ở cả hai sàn có tăng so với hôm qua, nhưng đều có tỉ trọng rất thấp so với tổng giá trị khớp lệnh cả phiên. Như vậy dòng tiền bắt đáy sau khi tham gia mạnh mẽ vào phiên sáng, đã co rút lại trong phiên chiều và thị trường do vậy không còn lực đỡ nữa.Vài chục cổ phiếu hiếm hoi tăng giá hôm nay ở cả hai sàn đều là các mã biến động do giao dịch kỹ thuật và không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chung. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng, một phần do giá sụt giảm bất ngờ và quá mạnh. Trên HNX mức mua ròng đạt 8,3 tỷ đồng và HSX khoảng 23,2 tỷ đồng. Riêng nhóm VN30 được khối ngoại mua ròng 12,7 tỷ, trong đó chỉ có DIG và DPM vượt quá 3 tỷ đồng.Biểu hiện tích cực nhất hôm nay là dấu hiệu của cầu bắt đáy. Hoạt động đỡ giá chủ yếu tập trung ở giá sàn và đã có lúc duy trì được cục diện cân bằng tại đây. Tuy nhiên càng về cuối phiên chiều, lực đỡ này càng yếu thế trước khối lượng bán ra tăng mạnh. Giao dịch không còn giằng co nữa mà là một chiều bán. Số cổ phiếu mất thanh khoản bán tăng cao.Thanh khoản khá cao trong phiên hôm nay cũng là biểu hiện của cầu bắt đáy chấp nhận rủi ro cao. Các phiên bán tháo thường nhận được cầu bắt đáy mạnh, thậm chí ngay cả tuần lễ sụt giảm hồi tháng 8, vẫn luôn có cầu bắt đáy. Nhưng sức mua này đã đủ để tiêu hóa khối lượng bán tháo hay chưa thì vẫn còn quá sớm để khẳng định.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Vi phạm trong kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi

mua nhà,bán nhà


Thông tin trên được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Hội nghị thông báo kết quả triển khai cuộc thanh tra diện rộng chuyên đề về LPG và xăng dầu, tổ chức vào ngày 31/10 tại Hà Nội.Theo đó, tổng số cơ sở kinh doanh LPG, xăng dầu được tiến hành thanh tra trên toàn quốc là 5.278 (918 điểm kinh doanh LPG và 4.339 điểm kinh doanh xăng dầu). Kết quả, đoàn thanh tra sở khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử phạt hành chính đối với 678 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 12,8%. Cụ thể, số cơ sở kinh doanh LPG vi phạm là 170 (chiếm 18,5% số cơ sở kinh doanh LPG được thanh tra) và 508 cơ sở kinh doanh xăng dầu (chiếm 11,7% số cơ sở kinh doanh xăng dầu được thanh tra). Như vậy, cứ 10 điểm kinh doanh xăng dầu được thanh tra thì có hơn 1 điểm vi phạm.Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh những mặt hàng trên chủ yếu liên quan đến vấn đề đo lường, như phương tiện đo chưa được kiểm định đã đưa vào sử dụng, phương tiện đo đã quá thời hạn kiểm định, không có nguồn gốc rõ ràng, hay tự ý phá niêm chì để hiệu chỉnh phương tiện đo theo hướng có lợi cho người bán, hoặc sử dụng phương tiện đo không đạt yêu cầu về đo lường do có sai số vượt quá mức cho phép. Đồng thời, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm liên quan tới gian lận trong việc pha loại xăng có chỉ số octan thấp với xăng chỉ số octan cao để bán hưởng chênh lệch giá.Tổng số tiền phạt mà ngành thanh tra thu về là hơn 5,3 tỷ đồng và 352 triệu đồng truy thu từ số tiền thu lợi bất hợp pháp của các cơ sở kinh doanh. Đồng thời, cơ quan quản lý còn xử phạt bổ sung với hình thức đình chỉ hoạt động kinh doanh của 3 cơ sở kinh doanh xăng dầu, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của 56 cơ sở, hay tước quyền sử dụng 10 giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo, tịch thu cột đo nhiên liệu,…Kết quả thanh tra mà Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố cho thấy, số lượng các cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm về đo lường và chất lượng có chiều hướng giảm: Năm 2003 tỷ lệ vi phạm là 29% trên tổng số cơ sở được thanh tra, năm 2008 giảm về 17,9% và mới nhất 2012 là 12,8%. Tuy nhiên, Bộ này nhận định hình thức vi phạm của các cơ sở kinh doanh lại đa dạng hơn và có chiều hướng phát triển ngày càng tinh vi và phức tạp.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Căn hộ nhỏ phá băng thị trường địa ốc

mua nhà,bán nhà


Căn hộ nhỏ phá băng thị trường địa ốc? > Căn hộ nhỏ 'dẫn lối' thị trường TP - Các dự án xây dựng chung cư căn hộ nhỏ tại TPHCM và Bình Dương triển khai gần đây đang được đông đảo người dân đón nhận. Những dự án này đã góp phần phá tảng băng thị trường địa ốc kéo dài từ những năm qua. Gia đình ông Lê Cao Lương dọn về căn hộ nhỏ 45m2 tại chung cư Thái An 3, chấm dứt chuỗi ngày hơn 10 năm ở thuê. Ảnh: Đại Dương. Căn hộ nhỏ: Nhu cầu lớn Đầu tháng 8 vừa rồi, gia đình ông Lê Cao Lương dọn về ở Chung cư Thái An 3 (phường Đông Hưng Thuận, Q.12, TPHCM), chấm dứt chuỗi ngày trên chục năm ở nhà thuê. Căn hộ gia đình ông mua có diện tích gần 45m2, với số tiền 640 triệu đồng. Ông Lương kể: Nhà ông trước đây (ở phường 8, quận 3) bị giải tỏa trong dự án làm đường và cải tạo kênh Nhiêu Lộc. Mặc dù chung cư xây dựng chưa xong, nhưng vì bức bí về chỗ ở quá nên ông đề nghị chủ đầu tư hoàn thành trước căn hộ của mình để dọn về ở sớm". Gia đình ông Lương là người đầu tiên dọn về đây ở. Chị Nguyễn Thị Hiền và gia đình cũng vừa dọn về ở tầng 6 chung cư Thái An 3 được một tháng nay. Chị Hiền cho biết nơi ở cũ của gia đình chị là căn hộ thuê tại một chung cư dành cho người thu nhập thấp nằm gần khu công nghiệp Tân Bình đã xuống cấp trầm trọng, an ninh và vệ sinh đều rất kém. Vì thế, vợ chồng chị đã đề nghị chủ đầu tư ưu tiên hoàn thiện trước căn hộ của mình mua để dọn vào ở trước. Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, chủ đầu tư dự án cho biết, dự án chung cư 3 và 4 có tổng cộng 720 căn hộ; trong đó chỉ 60 căn diện tích 60 m2, số còn lại là căn hộ từ 39, 45 và 50m2. Giá bán từ 13-16 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 520-700 triệu đồng/căn. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012 nhưng hiện đã bán được 90% số căn hộ và đã có đến 160 hộ dọn về ở, mặc dù việc xây dựng chưa hoàn tất. Hơn một tháng trước đây, Công ty Becamex IDC (Bình Dương) tổ chức bốc thăm mua nhà ở xã hội khu dân cư Becamex Việt-Sing (TX Thuận An, Bình Dương). Qua xét duyệt, bốc thăm đã có trên 380 công nhân được mua căn hộ tại đây với giá thấp nhất 99 triệu đồng/căn. Mỗi căn hộ (từ tầng 2 đến tầng 5) có chiều rộng 5m và dài 4m, có gác lửng, tổng diện tích khoảng 30 m2. Riêng căn hộ tầng trệt có chiều rộng 5 m và dài 9,4 m, mặt tiền giáp đường nên có thể vừa sử dụng để ở và vừa để kinh doanh hoặc làm dịch vụ phục vụ cho các cư dân tại khu căn hộ. Theo lãnh đạo Becamex IDC, trước khi dự án này được triển khai xây dựng đã có hàng ngàn hồ sơ đăng ký mua nhà. Điều đó cho thấy nhu cầu căn hộ nhỏ là rất cao. Chuyển hướng căn hộ nhỏ "Vừa rồi chúng tôi đi khảo sát các dự án bất động sản thì thấy hàng tồn kho chủ yếu là những dự án xây căn hộ lớn với giá hàng tỷ đồng trở lên. Trong khi đó, những dự án căn hộ nhỏ thì bán được hết"- bà Đỗ Thị Loan - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (Horea) nói. Bà Loan lý giải, sở dĩ những dự án chung cư căn hộ nhỏ bán chạy là vì phù hợp với túi tiền của đa số người dân, đặc biệt những người có thu nhập trung bình và ổn định. Theo bà Loan, từ bài học "căn hộ lớn", các doanh nghiệp bất động sản đang chuyển hướng sang xây dựng căn hộ nhỏ. Thậm chí, có những dự án căn hộ lớn đang xây dựng cũng sẽ phải điều chỉnh theo hướng chia thành những căn hộ nhỏ. "Đây là giải pháp làm tan băng thị trường bất động sản, tăng tính thanh khoản của sản phẩm và giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp"- bà Loan nói. Ngoài Đất Lành và Becamex IDC, một số doanh nghiệp khác cũng đã thực hiện các dự án căn hộ nhỏ. Mới đây, Công ty Lê Thành cũng đã công bố dự án gồm khoảng 352 căn hộ với nhiều loại diện tích, trong đó có loại căn hộ diện tích 35m2. Công ty Lê Thành không bán hẳn mà chọn giải pháp cho thuê thời hạn thuê 15 năm với giá 1,3 triệu đồng/tháng, tương đương 240 triệu đồng/căn. Khách có quyền chuyển nhượng quyền thuê nhà nếu không còn nhu cầu ở. Dự kiến các căn hộ cho thuê này sẽ được bàn giao vào quý 4 năm 2013. Bà Loan cho rằng, vấn đề còn lại và cũng là vướng mắc nhất hiện nay là yếu tố pháp lý. Cụ thể, Luật Xây dựng hiện hành chỉ cho phép xây căn hộ tối thiểu 45m2, nếu muốn gia tăng thị trường, giải quyết được hành tồn kho và đặc biệt là giải quyết được nhà cho người thu nhập thấp thì phải sửa Luật Xây dựng theo hướng cho phát triển những căn hộ nhỏ hơn. Cũng theo bà Loan, hiện một số nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn cho phép những căn hộ 10-15m2. Đại Dương Nguồn :http://www.tienphong.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Phải minh bạch ngay từ khi mua nhà

mua nhà,bán nhà


Bùng nổ tranh chấp tại chung cư: Phải minh bạch ngay từ khi mua nhà > Quản lý chung cư cao tầng-thực trạng và giải pháp TP - Tranh chấp cũ chưa được giải quyết, lại bùng phát khiếu kiện mới. Hàng chục vụ việc được khiếu nại lên nhiều cấp, ngành mà chưa biết bao giờ mới được xử lý. Hàng trăm toà nhà cao tầng diện tích chung-riêng cực kỳ tù mù đang đẩy mâu thuẫn tại đây lên cao mà vẫn rối cách xử lý. Quản lý, vận hành khu căn hộ Keangnam từng gây tranh chấp kéo dài. Ảnh: M.Tuấn. "Ngấm đòn" chung cư Nói về thực trạng quản lý nhà chung cư tại Hội nghị Quản lý chung cư cao tầng-thực trạng và giải pháp diễn ra hôm qua tại Hà Nội, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN thừa nhận bản thân và nhiều nhà lãnh đạo ngành xây dựng đã thật sự ngấm đòn. Ông Liêm dẫn ra câu chuyện hàng trăm khu nhà chung cư cũ trước đây bị cơi nới, lấn chiếm, biến dạng khắp nơi có nguyên nhân từ kiểu quản lý sai lầm. "Nhà đi thuê của nhà nước nên mấy ai quan tâm đến quản lý, bảo trì. Nhìn những khu nhà xuống cấp tôi thấy đau lắm" - ông Liêm nói. Cũng theo ông Liêm, đang có tình trạng thiếu rõ ràng, minh bạch trong xác định sở hữu với diện tích đất chung trong khuôn viên dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư tự ý quây rào khai thác kinh doanh . Tuy nhiên, quản lý chung cư dường như vẫn đang hết sức bối rối với hàng loạt vấn đề thực tiễn đặt ra. Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tranh chấp tại chung cư đang tập trung vào một số nội dung như: xác định diện tích sở hữu chung - riêng; chất lượng nhà ở; phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư; bảo hành, bảo trì nhà; các dịch vụ độc quyền cung cấp cho chung cư. Ông Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng quản lý nhà (Sở Xây dựng) cho hay, mô hình nhà chung cư đang phát triển hết sức đa dạng, không chỉ có nhà ở mà có cả siêu thị, văn phòng cho thuê, nhà mẫu giáo và nhiều dịch vụ khác trong khi rất thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý cụ thể. Trong một khu đô thị mới cũng có rất nhiều hạng mục khác nhau, nhiều hình thức sở hữu. "Bên cạnh chung cư thương mại, thành phố đang phát triển mạnh quỹ nhà xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà cho cán bộ công chức thuê nhưng quy định về vận hành, xử lý những tình huống phát sinh chưa có"- ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng) phản ánh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Sở Xây dựng cho thấy, nhiều thông tin chưa rõ ràng khi giao dịch mua bán nhà. Nhiều người không hiểu rõ những nội dung của hợp đồng... Khẩn trương sửa Luật Nhà ở Để giảm tình trạng tranh chấp leo thang tại nhiều khu chung cư, ông Phạm Sỹ Liêm kiến nghị cần phải rõ ràng, minh bạch giữa người mua nhà và chủ đầu tư ngay từ khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà, nhất là diện tích sở hữu chung riêng, quản lý khai thác. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng cho biết) Bộ Xây dựng sẽ đề nghị sửa đổi ngay Luật Nhà ở trong năm 2013. Cần sửa đổi, bổ sung vào Luật Nhà ở vấn đề minh bạch thông tin khi mua nhà, quy định rõ về nơi đỗ xe như bán hẳn hoặc cho thuê. Sẽ có nhiều mô hình quản lý, vận hành để người dân lựa chọn. Minh Tuấn Nguồn :http://www.tienphong.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nhiều hạng mục dừng triển khai

mua nhà,bán nhà


Dự án khu đô thị Splendoza: Nhiều hạng mục dừng triển khai > Hạ giá, thị trường bất động sản chao đảo TP - Hôm qua, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết nhiều hạng mục trong dự án khu đô thị Splendoza - Bắc An Khánh buộc tạm dừng triển khai do những vi phạm về quy hoạch chi tiết. Dù chưa được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội nhưng chủ đầu tư là Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (liên doanh giữa Tổng Cty Vinaconex với Cty Posco E&C Hàn Quốc) đã tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với nhiều ô đất thuộc dự án so với quyết định phê duyệt ban đầu. "Chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải dừng ngay các hạng mục vi phạm quy hoạch mà chủ đầu tư đang và sẽ thi công xây dựng đồng thời khẩn trương báo cáo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo. Những lô đất bị điều chỉnh chủ yếu có chức năng làm nhà ở" - đại diện Sở Xây dựng nói. Với những hạng mục không vi phạm, chủ đầu tư được tiếp tục triển khai. Sở Xây dựng cũng đã kịp thời báo cáo vi phạm này lên UBND thành phố. Dự án Splendoza có diện tích 264,13 ha, nằm ở phía Tây Hà Nội và tiếp giáp cao tốc Láng - Hòa Lạc. Liên tục trong 2 năm trở lại đây, chủ đầu tư dự án này đã bị nhiều khách hàng khiếu nại về việc thu thêm tiền, về giá bán... Minh Tuấn Nguồn :http://www.tienphong.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

1.000 điểm bán hàng giảm giá của Hà Nội ở đâu

mua nhà,bán nhà


1.000 điểm bán hàng giảm giá của Hà Nội ở đâu? Tháng khuyến mại Hà Nội 2012 thu hút gần 300 doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại tham gia với khoảng 1.000 điểm bán hàng với mức giảm giá từ 15% trở lên. Tối 1 - 11, tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc Tháng khuyến mại 2012 (từ 1/11-30/11). Tháng khuyến mại Hà Nội 2012 vừa là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", vừa là giải pháp kích cầu tiêu dùng, kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm. Trong dịp này, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận những mặt hàng chất lượng cao, giá rẻ, đặc biệt là hàng Việt Nam. Tại lễ khai mạc, một số doanh nghiệp đã công bố các chương trình khuyến mại lớn dành cho người tiêu dùng. Cụ thể: các điểm Vàng của hệ thống Siêu thị Fivimart trong 8 "Ngày Vàng" khuyến mại (thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần) sẽ giảm 50% giá bán 2.000 mặt hàng hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Từ ngày 2 – 6/11 sẽ diễn ra Hội chợ Vàng với 250 gian hàng của các doanh nghiệp như: May 10, Giày Thượng đình, thực phẩm Vissan, Hapro, Melinh Plaza. Trong dịp này, Sở Công Thương TP còn tổ chức hội chợ bán hàng khuyến mại tại huyện Thanh Trì, với 45 gian hàng của các siêu thị lớn như Hapro, Fivimart, BigC… Ngoài ra, hệ thống siêu thị Hapro tổ chức 3 Điểm Vàng tại số 2 Ngô Xuân Quảng (huyện Gia Lâm), siêu thị Hapro Mart (huyện Đan Phượng) và khu nhà ở của công nhân tại Kim Chung 2, huyện Đông Anh. Tại các "Điểm Vàng" này, Hapro sẽ bán hàng khuyến mại giảm giá đến 50% cho nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người dân như: thực phẩm đóng hộp, dầu ăn, đường, sữa. Tổng đài 04.1081 trực từ 7- 21h hàng ngày để hỗ trợ người tiêu dùng về thông tin về các điểm khuyến mại, tiếp nhận ý kiến hoặc phản ánh của người tiêu dùng trong các hoạt động liên quan. Theo Ngọc Ánh - Chinhphu.vn Nguồn :http://www.tienphong.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Những thỏa thuận nghìn tỷ vô danh

mua nhà,bán nhà


Những thỏa thuận nghìn tỷ vô danh Thị trường chứng khoán ảm đạm nhưng từ đầu năm tới nay, giao dịch cổ phiếu ngân hàng vẫn rất sôi động, đặc biệt là với các giao dịch thỏa thuận.> Ông Đặng Hồng Anh đăng ký bán 21,45 triệu cổ phiếu SCR> Con trai ông Trầm Bê mua bán chui cổ phiếu Theo số liệu thống kê của VNDIRECT, từ đầu năm tới nay, 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM có khoảng 24 mã giao dịch thỏa thuận từ 5 triệu cổ phiếu trở lên, đạt giá trị hơn 24.706 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu các mã thuộc nhóm ngân hàng, có cổ phiếu còn sang tay với khối lượng trên 100 triệu đơn vị. Kết thúc phiên giao dịch 1/11, cổ phiếu EIB của Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục thỏa thuận thành công hơn 19,4 triệu đơn vị. Chỉ vài ngày trước đó, EIB cũng liên tiếp chuyển nhượng với 35 triệu đơn vị (phiên ngày 31/10) và 8,6 triệu cổ phiếu (phiên ngày 29/10). >> Những giao dịch khủng của EIB, STB, MBB Như vậy, chưa đầy một tuần, cổ phiếu EIB đã liên tiếp đạt thỏa thuận khủng với khối lượng nhiều triệu đơn vị, trị giá gần 1.000 tỷ đồng. Từ đầu năm tới nay, EIB đã thỏa thuận gần 332 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5.612 tỷ đồng. Chỉ riêng trong tháng 10, lượng cổ phiếu EIB trong giao dịch thỏa thuận chiếm tới 7,46% vốn điều lệ của nhà băng. Dù vậy, hầu như không có thông tin công bố về các cổ đông liên quan đến việc chuyển nhượng khủng này. Ngày đầu tháng 11, cổ phiếu EIB liên lại thêm một phiên giao dịch thỏa thuận 19,4 triệu đơn vị. Ngân hàng cổ phần Á Châu cũng gây ấn tượng mạnh khi chỉ một phiên giao dịch thỏa thuận trong tháng 9 đã lên đến hơn 34 triệu đơn vị, đạt giá trị 554,6 tỷ đồng, tương đương hơn 5% vốn điều lệ. Cổ phiếu của STB của Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thường xuyên có giao dịch thỏa thuận khủng. Phiên giao dịch đầu năm nay (ngày 9/1), mã này sang tay tới hơn 148 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 2.338 tỷ đồng. Riêng hai tháng 9 và 10, STB thỏa thuận hơn 160 triệu cổ phiếu, trị giá 2.958 tỷ đồng. Theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC những trường hợp giao dịch phải công bố thông tin bao gồm: tất cả giao dịch của cổ đông lớn nắm từ 5% cổ phần trở lên, tất cả giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan tới cổ đông nội bộ, tất cả giao dịch làm thay đổi 1% cổ phần tại công ty. Cổ phiếu MBB của Ngân hàng cổ phần Quân đội có 6 phiên giao dịch thỏa thuận với khối lượng từ 5 triệu đơn vị trở lên trong 9 tháng vừa qua. Tổng cộng 6 phiên này, khối lượng giao dịch đạt 51,4 triệu đơn vị, tương đương 735 tỷ đồng. Theo các nhà đầu tư, những giao dịch thỏa thuận khủng thường rất khó nắm bắt và có phần thể hiện sự thiếu minh bạch của hệ thống. Nhiều nhà đầu tư cũng đặt nghi vấn về việc thoái vốn sở hữu chéo hiện nay tại một số ngân hàng nhưng bên mua cũng như bên bán ngại công bố thông tin. Lý giải về những giao dịch thỏa thuận trên, giám đốc tài chính một công ty chứng khoán cho rằng, vì không công bố thông tin, nên có một số trường hợp có thể xảy ra, hoặc là giao dịch không thuộc diện công bố thông tin (cổ đông lớn, cổ đông nội bộ), hoặc giao dịch không chuyển sang một chủ mới. Trường hợp khác có thể là giao dịch có chuyển sang một chủ mới nhưng không công bố thông tin và chấp nhận phạt. Theo vị này, trường hợp hai (không đổi chủ sở hữu) có khả năng xảy ra cao hơn. Như thế, vấn đề này rất có thể liên quan đến việc giữ margin hoặc chuyển khoản để đáo hạn giữa các ngân hàng, ông này nói. Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng cho rằng, tất cả chỉ là võ đoán, và vấn đề này nên chờ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SCC) lên tiếng. Ngày 20/9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trầm Khải Hòa và Công ty chứng khoán Phương Nam. Theo đó, ông Trầm Khải Hòa đã mua 540.000 cổ phiếu của Sacombank (STB) từ ngày 15/6 đến ngày 22/6 mà không báo cáo theo quy định. Tương tự, Công ty chứng khoán Phương Nam - nơi ông Trầm Khải Hòa đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đã bán 2 triệu cổ phiếu STB trong ngày 6/9 và 10/9 nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Với việc vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin khi tiến hành các giao dịch trên, ông Trầm Khải Hòa bị xử phạt 40 triệu đồng. Công ty chứng khoán Phương Nam là tổ chức có liên quan với Thành viên Hội đồng quản trị Sacombank cũng bị phạt 40 triệu đồng. Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức chủ tịch Sacombank

mua nhà,bán nhà


Ông Đặng Văn Thành thôi chức chủ tịch Sacombank Ông Đặng Văn Thành, người sáng lập ra Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thôi chức Chủ tịch ngay hôm nay, 2/11, theo nghị quyết của Hội đồng quản trị nhà băng này. > Vợ ông Thành từ nhiệm Chủ tịch Bourbon Tây Ninh> Đặng Hồng Anh bán 21,45 triệu cổ phiếu SCR Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bầu ông Phạm Hữu Phú, hiện là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT thay cho ông Đặng Văn Thành. Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995 và là người có công lớn trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn và uy tín tại Việt Nam. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank được tổ chức vào ngày 26/5/2012, ông Thành đã có bài phát biểu chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank. Ông Đặng Văn Thành khi còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nơi ông và cả gia đình đã tâm huyết gây dựng trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam. Sau Đại hội đồng cổ đông, ông đã ủy quyền quản trị Sacombank cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT vì lý do cá nhân. Đại hội đồng cổ đông vừa qua cũng đã quyết định người đại diện trước pháp luật của Sacombank là Tổng giám đốc. Một nguồn tin cho hay ông Thành phải ra nước ngoài điều trị bệnh và mới về nước. Sacombank cho rằng tại thời điểm này, việc ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT không gây xáo trộn trong công tác quản trị và điều hành, nhưng ngân hàng vẫn đang đi theo định hướng mà ông và các cộng sự đã vạch ra, đó là phấn đấu xây dựng Sacombank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Dương. Ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch Sacombank. Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 2/11/2012, sinh năm 1959 tại Thừa Thiên Huế, là cử nhân Đại học Kinh tế TP HCM. Ông Phạm Hữu Phú tham gia làm thành viên HĐQT Sacombank từ ngày 26/5/2012 và có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi tham gia làm thành viên HĐQT Sacombank, ông giữ chức danh Phó chủ tịch thường trực HĐQT tại Eximbank. Báo cáo tài chính Sacombank 9 tháng đầu năm cho thấy ngân hàng này vẫn lãi trước thuế gần 2.200 tỷ đồng, nhưng do tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (485 tỷ đồng), nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.585 tỷ đồng. Nợ xấu tính đến cuối quý III của nhà băng này cũng tăng gấp đôi, theo công bố trong báo cáo tài chính. Đáng chú ý, báo cáo quý III cũng ghi nhận khoản lỗ kinh doanh chứng khoán lên tới 105,6 tỷ đồng. Biến động lớn nhất với Sacombank năm nay là thay đổi nhân sự cấp cao trong hội đồng quản trị cũng như ban điều hành. Sau cuộc thâu tóm âm thầm của một nhóm cổ đông, đại hội cổ đông Sacombank đã bầu ra Hội đồng quản trị mới với phần lớn nhân sự đến từ hai ngân hàng Phương Nam và Eximbank. Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc thanh tra vụ thâu tóm này, đến giờ vẫn chưa công bố kết quả. Cổ đông Công ty Chứng khoán Sacombank cũng từng bị sốc trước thông tin công ty thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng và vụ án thao túng giá chứng khoán. Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm cho thấy số cổ phần sở hữu của gia đình ông Đặng Văn Thành tại Sacombank vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các cổ đông cá nhân. Riêng sở hữu của ông Thành và con trai, Đặng Hồng Anh (thành viên Hội đồng quản trị) tại thời điểm đó lên đến 7,7%, tương đương gần 80 triệu cổ phiếu. Theo sau là gia đình nhà ông Trầm Bê, với khoảng 65 triệu. Những ngày gần đây, liên tiếp có thông tin vợ và con ông Thành thoái vốn hoặc rút khỏi các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong đó, con trai Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Sacomreal bán 21,45 triệu cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 14,16 triệu cổ phiếu. Vợ ông Thành, bà Huỳnh Thị Bích Ngọc cũng công bố từ nhiệm khỏi Hội đồng quản trị Bourbon Tây Ninh, sau khi đã thôi chức Chủ tịch từ tháng 8. Tại thời điểm 31/10/2012, tổng tài sản của Sacombank đạt 149.689 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2011; tiền gửi và cho vay của Sacombank tại các tổ chức tín dụng khác là 15,377 tỷ đồng, tăng 59% so với số dư đầu năm. Tổng tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm 54% trong 10 tháng qua, ở mức 5,671 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm tăng 9,1% so với cuối năm 2011 (trong đó bằng VND đạt 72.459 tỷ tăng 14%), với lượng vốn cho vay khách hàng đạt hơn 84.452 tỷ (đã trích lập 1.139 tỷ đồng dự phòng rủi ro). Tiền gửi của khách hàng vào Sacombank đạt 121.528 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm (trong đó bằng VND tăng 27%). Tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm bắt đầu nổ ra vào tháng 7/2011. Trước nguy cơ Sacombank rơi vào tay một nhóm cổ đông, gia đình ông Đặng Văn Thành đã dùng nhiều phương án phòng thủ để ngăn chặn những đòn thâu tóm từ đối thủ. Cũng tại thời điểm tháng 7, xuất hiện hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của người nhà ông Đặng Văn Thành. Nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện vào tháng 2/2012 khi chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Cuối cùng những nỗ lực của ông Đặng Văn Thành đã không thành công. Cuộc thâu tóm dần hạ màn vào tháng 5 và kết thúc bằng cuộc họp đại hội cổ đông của Sacombank hôm 26/5. Theo đó, dù vẫn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông Đặng Văn Thành không còn là đại diện pháp luật của Sacombank. Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét