Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chứng khoán sáng 2/11: Tháo chạy trước tin đồn

Chứng khoán sáng 2/11: Tháo chạy trước tin đồn

mua nhà,bán nhà


Trước những đồn đoán về một vụ "bầu Kiên" thứ hai, nhà đầu tư trên cả hai sàn sáng nay ồ ạt tháo chạy.Phản ứng của giới đầu tư trong phiên sáng nay tỏ ra quyết liệt và mạnh mẽ hơn ngày 21/8, có lẽ vì đã có kinh nghiệm hơn. Mặt bằng giá hiện tại đã thấp hơn rất nhiều hồi tháng 8, nhưng tình cảnh thì giống nhau: hàng trăm cổ phiếu giảm sàn và hàng trăm mã khác giảm giá.Khoảng 30 phút đầu tiên của phiên giao dịch là thời điểm làn sóng tháo chạy mạnh mẽ nhất. VN-Index giảm gần 2,9%, VN30-Index giảm 3,63%, HNX-Index giảm 3,26% và HNX30-Index giảm 4,62%. Một cú rơi cực mạnh trong khoảng thời gian rất ngắn khi nhà đầu tư ồ ạt cố gắng thoát ra, dù không phải ai cũng nghe được tin đồn.Một điều cũng gây ảnh hưởng lớn, là những thông tin trái chiều nhau được lan đi trên cộng đồng mạng. Chờ đợi một thông tin chính thức cho đến cuối phiên sáng vẫn chưa có, khiến nhà đầu tư không biết xử lý tình huống như thế nào. Những người nghi ngờ và kiên trì cuối cùng cũng chấp nhận bán ra khiến áp lực xả hàng không giảm đi bao nhiêu. HSX tiếp tục ghi nhận 112 mã giảm giá, 85 mã sàn và HNX có 82 mã giảm và 83 mã sàn.Độ rộng này thực tế đã có cải thiện một chút so với lúc bi quan nhất do hoạt động bắt đáy gia tăng trở lại. Đa số cổ phiếu thanh khoản cao xuất hiện lực mua giá sàn mạnh, giúp đẩy giá phục hồi lại một bước. Tuy nhiên còn quá xa lực mua này mới đủ để cải thiện giá tốt hơn vì tâm lý thận trọng vẫn chi phối. Có thể chấp nhận bắt đáy ở giá sàn, nhưng đẩy lên mức độ nào vẫn còn là vấn đề, trừ phi có những thông tin chính thức xác nhận.Cũng giống như ảnh hưởng của hôm 21/8, tình trạng giảm giá không chừa ra bất kỳ cổ phiếu nào, trừ một số rất ít mã giao dịch theo kiểu kỹ thuật vì thanh khoản quá yếu. Mức giảm giá quá mạnh lại tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn khiến chỉ số thị trường thể hiện một tình trạng suy sụp kinh hoàng. Thanh khoản sáng nay tăng vọt rất mạnh nhờ cả hai chiều giao dịch. Ban đầu là tình trạng hoảng loạn đột ngột khiến một lượng chờ mua lớn bị khớp rất nhanh. HSX chẳng hạn, mở cửa đã khớp hơn 5,5 triệu đơn vị, tương đương 54,64 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản trong đợt mở cửa lớn nhất kể từ ngày 24/8 vừa qua. VN-Index giảm ngay 2,37% đồng nghĩa với việc hoạt động tháo chạy tạo thanh khoản là chính.Áp lực tâm lý kéo theo khoảng 20 phút đầu đợt khớp lệnh liên tục xu hướng bán tháo lên đến đỉnh điểm. Cổ phiếu sàn hàng loạt và xuất hiện nhiều trường hợp mất thanh khoản. Tuy nhiên kể từ lúc này trở đi, bên mua bắt đầu chủ động hơn và hoạt động bắt sàn gia tăng mạnh trở lại. Thanh khoản cải thiện rất nhanh, đi kèm với chuyển biến tích cực hơn ở độ rộng của cả hai sàn.Hơn 3/4 thời gian còn lại của phiên sáng nay, sự hoảng loạn đã tạm "cắt cơn" nhưng áp lực bán ra vẫn chưa dừng. Khối lượng bán lúc này chủ yếu ở mức giá trên sàn do bên mua đã chặn mua đủ lớn ở nhiều mã. Hầu hết những cổ phiếu thanh khoản dẫn đầu hai sàn sáng nay đều nhận được cầu bắt đáy tốt và giá có cải thiện.Tâm điểm giao dịch là STB hôm nay và dĩ nhiên cổ phiếu này bị tháo chạy mạnh nhất ở HSX. Đến giờ STB đã khớp trên 32,3 tỷ đồng, tương ứng với 1,76 triệu cổ phiếu. Mức giao dịch này không lớn và điểm thú vị là STB lại không còn giảm sàn từ sau 11h, dù là cổ phiếu tâm điểm của cơn chấn động trên thị trường sáng nay.Trên HSX, 4 cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản, khớp trên 20 tỷ đồng đều được chặn mua sàn tốt. VND, KLS, SHB và PVX hiện vẫn đảm bảo thanh khoản cho những ai muốn thoát ra. Tuy nhiên trong 30 phút cuối phiên sáng nay, tốc độ giao dịch đã chậm lại rất nhiều vì không còn mấy người muốn bán sàn nữa, dù bên mua cũng không muốn đẩy lên cao hơn.Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn trong phiên sáng đạt khoảng 607,2 tỷ đồng, kém xa những phiên hoảng loạn hồi tháng 8, nhưng cũng là mức giao dịch lớn nhất trong 10 tuần trở lại đây. Xét về mức độ bắt đáy thì hiệu quả của phiên hôm nay tốt hơn đợt hoảng loạn tháng 8, khi hiệu ứng của giá được cải thiện ngay trong phiên. Có thể mặt bằng giá quá thấp đã khiến cho áp lực bán sàn không mạnh như trước, đồng thời người mua chấp nhận dễ dàng hơn.Điều đáng thất vọng không nằm ở sự hoảng loạn "vô cớ" của nhà đầu tư, mà ở cách thức truyền thông và minh bạch thông tin trên thị trường.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

ACB giải trình khoản lỗ nghìn tỷ vì vàng và ngoại hối

mua nhà,bán nhà


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã ACB-HNX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2012.Theo đó, thu nhập lãi thuần quý 3 của ACB đạt 1.605 tỷ đồng; lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.144 tỷ đồng; các hoạt động kinh doanh như: chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, hoạt động khác đều lỗ trong quý 3 năm nay, tương ứng với -28,4 tỷ đồng, -9,9 tỷ đồng và -6 tỷ đồng.Trong quý 3, chi phí quản lý chung là trên 1.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ (793,3 tỷ đồng); chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh từ 91,7 tỷ đồng lên tới 274 tỷ đồng trong quý 3/2012. Lợi nhuận trước thuế lỗ 691,4 tỷ đồng và sau thuế lỗ 520,6 tỷ đồng.Lũy kế thu nhập lãi thuần 9 tháng của ACB đạt 5.303 tỷ đồng; lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.251 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.417 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.087 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước (1.858 tỷ đồng).Tính đến thời điểm 30/9, tổng tài sản của ACB đạt 214.254 tỷ đồng, giảm gần 67 nghìn tỷ đồng, tương đương 23,8% so với thời điểm cuối năm 2011. Dư nợ tín dụng trong 9 tháng giảm 0,5%, đạt 101.311 tỷ đồng tính đến 30/9. ACB cho biết, lợi nhuận trước thuế quý 3 lỗ hơn 691 tỷ đồng, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ hơn 1.144 tỷ đồng.Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, từng cho biết ngân hàng này lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quý 3/2012, khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ còn 1.187 tỷ đồng.Theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012, tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả.Việc phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ với thông tư trên dẫn đến khoản lỗ hơn 1.144 tỷ đồng trong quý 3. ACB cũng cho biết, tùy thuộc vào giá vàng trong tương lai, số lỗ có thể phát sinh thêm trong quý 4/2012.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

SCD thay Tổng giám đốc

mua nhà,bán nhà


Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (mã SCD-HOSE) công bố thay đổi Tổng giám đốc.Theo đó, SCD bổ nhiệm ông Hoàng Chí Thành giữ quyền Tổng giám đốc thay ông Võ Văn Tân, kể từ ngày 2/11 đến khi tổ chức Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 3 (2013-2018).Trước đó, Hội đồng Quản trị công ty thông báo bổ nhiệm ông Hoàng Chí Thành giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Người đại diện theo pháp luật thay ông Bùi Ngọc Hạnh kể từ ngày 30/10. Đồng thời, bãi nhiệm chức danh thành viên Hội đồng Quản trị đối với ông Võ Văn Tân kể từ ngày 30/10.Được biết, doanh thu quý 3 của SCD đạt 69,5 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 220,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 3,5 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 8,4 tỷ đồng. EPS 9 tháng đạt 993 đồng. Tính đến ngày 30/9, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 12,6 tỷ đồng.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ông Đặng Hồng Anh thoái vốn lớn tại Sacomreal

mua nhà,bán nhà


Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ ngày 26-29/10, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã SCR - HNX), đã bán 21.450.000 cổ phiếu SCR, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 14.157.000 cổ phiếu (tỷ lệ 9,9%).Trong hai ngày 26 và 29/10, cổ phiếu SCR giao dịch khớp lệnh trên 9 triệu cổ phiếu và giao dịch thỏa thuận trên 21 triệu cổ phiếu. Với mức giá dao động từ 5.300 đồng - 5.800 đồng/cổ phiếu, ước số tiền ông Đặng Hồng Anh thu về từ 111 tỷ đến 120 tỷ đồng.Trước đó, từ 2/5-18/6/2012, ông Đặng Hồng Anh đã mua vào 15.972.866 cổ phiếu SCR.Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3/2012, Sacomreal lãi sau thuế 810 triệu đồng, lũy kế 9 tháng lãi 60 tỷ đồng.Đến cuối quý 3, tổng tài sản của Sacomreal đạt 5.849 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 3.462 tỷ đồng. Công ty có vốn chủ sở hữu đạt 2.387 tỷ đồng, trong đó có 258,3 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.Ông Đặng Hồng Anh hiện còn là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB - HOSE). Ông cũng đang sở hữu 32,3 triệu cổ phiếu STB. Trong khi đó, bố ông Hồng Anh là ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Sacombank - hiện đang nắm giữ 42,7 triệu cổ phiếu STB (4,38% vốn).Mẹ ông Đặng Hồng Anh là bà Huỳnh Bích Ngọc, cũng vừa xin rút khỏi chức danh thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (mã SBT-HOSE) hôm 1/11. Bà Ngọc hiện sở hữu 1.500.000 cổ phiếu SBT, chiếm 1,17% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Kiến nghị cho chủ dự án tự quyết diện tích căn hộ

mua nhà,bán nhà


Kiến nghị cho chủ dự án tự quyết diện tích căn hộ > Lại đề xuất thí điểm căn hộ 25 m2 TP - Chiều 1-11, tại buổi tọa đàm Giải vây cho thị trường nhà đất do báo Người Lao động tổ chức, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cho phép chủ dự án được tự quyết định về diện tích căn hộ, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng Giám đốc Cty Địa ốc Phú Hưng Gia Lê Thúy Hương đề nghị: "Nên chăng, Nhà nước chỉ cần quy định diện tích tối thiểu (chẳng hạn 40m2) và để doanh nghiệp tự quyết về diện tích căn hộ". Một giám đốc khác nói rằng, thành phố hiện có 40 dự án nhà ở thương mại đang gặp khó khăn, có thể điều chỉnh thiết kế để chuyển sang nhà ở xã hội, vừa giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho, giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng, vừa giúp địa phương không tốn tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng. Huy Thịnh Nguồn :http://www.tienphong.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Thông tin tham khảo về ông Đặng Văn Thành

mua nhà,bán nhà


Thông tin tham khảo về ông Đặng Văn Thành Họ tên: Đặng Văn Thành Ngày sinh: 11/04/1960 Nơi sinh: TPHCM CMND: 022523997 Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Hoa Trình độ chuyên môn Cử nhân quản trị kinh doanh Quản trị chiến lược kinh doanh, Quản trị ngân hàng Quá trình công tác 1978-1980: Đi nghĩa vụ quân sự 1980-1989: Làm kinh tế gia đình 1989-1990: Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công 1993-1994: Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1994-nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chức vụ công tác hiện nay Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) Số lượng cổ phần nắm giữ Ông Đặng Văn Thành: 42,696,108 cp STB, tỷ lệ 3.98% Ông Đặng Hồng Anh (Phó Chủ tịch HĐQT STB, con trai ông Thành): 37,146,539 cp, tỷ lệ 3.46% (Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo) Theo Vietstock Nguồn :http://www.tinmoi.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Gia đình ông Đặng Văn Thành thoái vốn khỏi Sacombank ra sao

mua nhà,bán nhà


Tin liên quan Đến lượt vợ Chủ tịch Sacombank đăng ký bán cổ phiếu Cổ đông lớn Sacombank bán cổ phiếu không công bố Người thân cựu Chủ tịch Sacombank bán cổ phiếu cá nhân cho công ty do mình làm chủ, rồi mới chuyển nhượng tiếp lúc giá đang ở đỉnh. Trong khoảng tháng 7 đến tháng 9/2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số cổ phiếu này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành là chủ tịch HĐQT, mua hết. Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu cổ phiếu Sacombank, trong đó có cả phần mua lại của gia đình ông Đặng Văn Thành. Cổ phiếu Sacombannk được người nhà ông Thành bán tháo qua đường vòng Khi Thành Thành Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu cổ phiếu Sacombank, đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm. Sacomreal rút 17,3 triệu, Bourbon Tây Ninh thoái 7,5 triệu đơn vị; trong khi Đường Biên Hòa bán gần 1,5 triệu cổ phiếu. Vào thời điểm đó, cả 4 cổ đông là tổ chức trên đều là những công ty mà vợ, con gái và con trai của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ chức vụ chủ chốt hoặc là cổ đông lớn. Thông tin tham khảo về ông Đặng Văn Thành Khởi tố hình sự Công ty chứng khoán Sacombank Chứng khoán Sacombank lại bị cảnh báo Ông Đặng Văn Thành từ nhiệm Chủ tịch Sacombank Nên đọc Gần nhất, ngày 29/10 vừa qua, ông Đặng Hồng Anh cũng hoàn tất việc thoái 2/3 số cổ phiếu đang nắm giữ tại Sacomreal, thu về khoảng 113 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch Sacomreal là cổ đông cá nhân lớn nhất tại công ty này, nắm giữ khoảng 4,15 triệu đơn vị, tương ứng với 9,9% vốn điều lệ.Không chỉ người nhà ông Thành, nhiều cổ đông khác cũng đã nhanh chóng thoái bớt vốn khỏi ngân hàng này trong vòng 2 tháng qua. Đầu tư Sài Gòn EXim bất ngờ thoái 3 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn từ ngày 21/9, Chứng khoán Phương Nam thậm chí còn bán chui 2 triệu cổ phiếu mà không thông báo lên Sở Giao dịch Chứng khoán.Sau hàng loạt sự thay đổi, gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn giữ 8,19% vốn điều lệ tại Sacombank, tương ứng với gần 80 triệu cổ phiếu. Trong đó, ông Thành là cổ đông cá nhân lớn thứ ba tại Sacombank, sau ông Trần Phát Minh và con trai đại gia Trầm Bê - Trầm Trọng Ngân. Ông Đặng Hồng Anh giữ 9,9% cổ phần tại Sacomreal, bà Ngọc giữ 1,5 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh.Hiện nay, cơ nghiệp của gia đình họ Đặng chủ yếu tập trung tại Thành Thành Công Group và 14 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như địa ốc, mía đường, kho vận, du lịch và sản xuất điện. Trong đó, vợ ông Thành, người phụ nữ từng được mệnh danh là nữ hoàng ngành mía đường hiện giữ ghế Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công, Phó chủ tịch HĐQT Sacomreal (Thành Thành Công hiện sở hữu hơn 35 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh).Từ 1/9 đến 31/10, gần 97 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng 9,95% lượng cổ phần đang lưu hành của Sacombank đã chuyển nhượng dưới hình thức thỏa thuận. Tính riêng trong tháng 10, số cổ phiếu của ngân hàng này được thỏa thuận là hơn 28 triệu cổ phiếu, tương đương gần 536 tỷ đồng. Trong suốt thời gian bán thỏa thuận khối lượng khủng này, giá cổ phiếu của Sacombank luôn được giữ ở 20.000 đồng một đơn vị với từ 4-5 phiên liên tục giao dịch ở mức tham chiếu. Nguồn :http://www.tinmoi.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tháng 10 tăng trở lại

mua nhà,bán nhà


Tin liên quan Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể xuống 6% vào đầu năm sau Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 10, nền kinh tế Mỹ đã tạo mới được 171.000 việc làm, sau khi có thêm 148.000 việc làm trong tháng 9. Con số này cao hơn so với dự báo 125.000 việc làm được tạo mới mà các chuyên gia đưa ra trong cuộc khảo sát của Bloomberg.   Bản chất tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu lên cao kỷ lục 10 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục cao hơn dự đoán Nên đọc Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 đứng ở mức 7,9% do có nhiều người bị sa thải hơn. Tháng 9, tỷ lệ này là 7,8% - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Dù tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại song theo các chuyên gia kinh tế, đó vẫn là "một báo cáo đẹp", bởi lẽ số người có thêm việc làm tăng mạnh cho thấy tình hình nói chung đang cải thiện theo chiều hướng tích cực. Đây cũng là dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 6/11 tới. Thị trường tài chính Mỹ, ngoại trừ vàng, đã tăng đồng loạt sau báo cáo này, với chỉ số S&P 500 tăng 0,6% và lợi suất trái phiếu chính phủ loại 10 năm tăng lên mức 1,77%, từ 1,73% cuối ngày hôm qua. Giá vàng giảm hơn 20 USD và xuống dưới 1.700 USD/ounce vì cho rằng báo cáo này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không đưa ra thêm các biện pháp mới hỗ trợ nền kinh tế. Theo TTVN/Bloomberg Nguồn :http://www.tinmoi.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Tái cấu trúc ngân hàng: Nhà đầu tư ngoại có thể giúp gì

mua nhà,bán nhà


Tin liên quan Những điểm chú ý trong Đề án Tái cấu trúc ngân hàng Tái cấu trúc ngân hàng hay là sự chia lại lợi ích? Theo TS. Cấn Văn Lực, chúng ta cần sớm xây dựng quy định về mua bán nợ, đặc biệt là mua bán nợ xấu với sự tham gia của cả khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Theo kinh nghiệm, việc tham gia của vốn đầu tư tư nhân nói chung và nước ngoài rất quan trọng, là một trong 4 phương thức để tái cơ cấu các NHTM rất phổ biến ở châu Á, gồm: Quốc hữu hóa (Chính phủ bơm vốn vào sau đó một thời gian thoái vốn); Mua bán và sáp nhập (M&A); Đóng cửa; và gọi vốn đầu tư tư nhân, trong đó có nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. "Nghiên cứu của tôi đối với 138 ngân hàng ở các nước châu Á bị khủng hoảng tài chính năm từ 1997-1998 cho thấy, hai hình thức sau (đóng cửa và gọi vốn đầu tư tư nhân) mang lại hiệu quả cao hơn" – TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng chia sẻ trong đối thoại với Thời báo Ngân hàng. Vậy các NĐT nước ngoài có thể tham gia bằng các hình thức nào, thưa ông? Có 4 hình thức tham gia chính. Một là có thể mua lại phần lớn, thậm chí toàn bộ một ngân hàng trong nước - nếu pháp luật nước đó cho phép. Hai là trở thành cổ đông chính, tức là nắm khoảng 20 - 25% cổ phần. Ba là tham gia mua - bán nợ xấu của các ngân hàng trong nước. Bốn là tư vấn tái cơ cấu. Ví dụ, Trung Quốc trước đây cũng thuê một số tư vấn của các ngân hàng nước ngoài thời điểm phải tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Hình minh họa Vậy NĐT nước ngoài sẽ mua nợ xấu khi các khoản nợ này đã tập trung về một mối rồi, ví dụ như Công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) hay là trực tiếp mua từ các ngân hàng? Cái đó không quan trọng, miễn là có thị trường. Như bên Trung Quốc chẳng hạn, mỗi NHTM lớn có công ty xử lý nợ riêng và các ngân hàng Mỹ sang mua trực tiếp từ các công ty đó. Tuy nhiên, ở một số nước khác, NĐT nước ngoài cũng có thể mua lại các tài sản trên khi đã được tập trung về AMC. Và tôi cho rằng, việc mua lại nợ từ AMC sẽ thuận lợi hơn, bởi thường AMC như vậy có độ chuyên môn hóa cao hơn. Công khai kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng là cần thiết Tái cấu trúc, ngân hàng lớn có lợi thế? Tái cấu trúc ngân hàng: Nhìn thẳng, làm thật Nên đọc Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút được NĐT nước ngoài vào ngân hàng nội là tỷ lệ sở hữu. Theo ông, Việt Nam có cần điều chỉnh tỷ lệ này? Kinh nghiệm cho thấy, tỷ lệ sở hữu phải đủ lớn mới hấp dẫn được NĐT nước ngoài. Như trước đây đối với một số nước ở Đông Âu (như Hungary, Bungary…) thì họ đã mở room khá lớn và thu hút được nhiều NĐT nước ngoài tham gia. Riêng tại Việt Nam, tôi nghĩ tỷ lệ này có thể lên đến 49% - bằng với tỷ lệ cho DN nói chung là phù hợp. Đây có thể xem là bước mở và thu hút dần NĐT nước ngoài, đồng thời cũng phù hợp lộ trình cam kết WTO về mở cửa thị trường ngân hàng trong tương lai. Nhưng liệu trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn như hiện nay thì NĐT nước ngoài có còn đủ nhiệt để quan tâm không? Theo kết quả khảo sát về nhu cầu đầu tư tư nhân của các công ty, quỹ đầu tư gần đây của Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Grant Thornton, có đến 53% các công ty được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn tại châu Á; và 58% coi việc mua tài sản xấu (một phần là nợ xấu) tại Việt Nam là một kênh đầu tư. Như vậy, tôi tin khi có cung ắt sẽ có cầu và ngược lại, bất kể thời điểm nào. Muốn thu hút NĐT chúng ta cần có hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp? Đúng vậy. Chúng ta cần sớm xây dựng quy định về mua bán nợ, đặc biệt là mua bán nợ xấu với sự tham gia của cả khu vực tư nhân trong và ngoài nước; cũng như cơ chế hoạt động cho AMC khi thành lập. Về mặt kỹ thuật, tôi tin sẽ làm được, vì thực ra trước đây một số ngân hàng đã có các hoạt động mua bán nợ không xấu cho nhau rồi. Song song với đó, cần tạo ra thị trường mua bán nợ xấu và xem đây là một hoạt động bình thường. Tất nhiên, kèm theo đó là những điều chỉnh về minh bạch thông tin của cả bên bán và bên mua; và giải quyết dứt điểm, minh bạch hóa vấn đề sở hữu chéo, lợi ích nhóm, nếu có. Xin cảm ơn ông! Theo Đỗ Lê Thời báo ngân hàng Nguồn :http://www.tinmoi.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Áp lực lên tỉ giá gia tăng

mua nhà,bán nhà


Tin liên quan T.S Vũ Đình Ánh: Tỷ giá khó tăng quá 3% Giải mã giá vàng "tăng mạnh, xuống nhanh" Giá điện tăng : Thêm cú sốc cho doanh nghiệp Ngay từ giữa tháng 10, một số tổ chức đầu tư bắt đầu nhận thấy những áp lực đối với tỉ giá USD/VND đang ngày càng gia tăng trong các tháng cuối năm. Nhìn vào báo cáo tăng trưởng tín dụng của một số NHTM lớn có thể thấy, tín dụng ngoại tệ đã tăng tới 20-30% và đồng nghĩa vượt mức tăng trưởng tín dụng chung tới 8-9 lần. Nguyên nhân được cho là do lãi suất vay USD ổn định ở mức 5-8%/năm trong lúc tỉ giá ít biến động. Hình minh họa Ở khía cạnh thứ hai, doanh số giao dịch USD trên thị trường liên NH hai tuần đầu tháng 10 cũng tăng trở lại sau đợt sụt giảm tháng 9, trong đó doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND hai tuần đầu tháng 10 đạt 99.449 tỉ đồng, tăng 21% so với tháng 9 và điều này cho thấy nhu cầu USD của các NHTM cũng đang tăng lên. Thị trường USD: Vẫn tồn tại 2 tỉ giá Tiền lệ chưa từng có trên thị trường liên NH Thị trường USD lại biến động, ngân hàng kêu khổ Nên đọc Song cùng với tăng cầu, tiền gửi ngoại tệ qua theo dõi của một đơn vị kinh doanh thuộc BIDV cũng đang tăng lên, cả từ tài khoản của các tổ chức và cá nhân. Ngoài nguồn kiều hối đạt 6,3 tỉ trong 9 tháng đầu năm, luồng ngoại tệ đổ vào NHTM cho thấy, nhu cầu nhập khẩu tăng vào quý IV. Với những dữ liệu hiện có về cung - cầu ngoại tệ, bao gồm giải ngân vốn FDI, ODA ổn định, thâm hụt thương mại giảm và cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 8 tỉ USD, nhiều dự báo thiên về khả năng tỉ giá sẽ tiếp tục ổn định trong quý IV và cả năm 2012. "Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh tỉ giá nhẹ có thể giúp tăng sức cạnh tranh xuất khẩu và chuẩn bị cho việc hạ nhiệt của lãi suất tiền đồng, khả năng này cũng không thể loại trừ hoàn toàn, song có thể là thời điểm muộn cuối năm 2012" - một đơn vị thuộc BIDV nhận định. Nhiều chuyên gia đồng quan điểm khi đưa ra dự báo tỉ giá sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm, song mức tăng sẽ không có đột biến. Có nhiều cơ sở đưa đến nhận định này và thứ nhất là do nhập siêu cả năm được dự báo ở mức thấp và không gây áp lực lên cầu ngoại tệ. Ở khía cạnh thứ hai, NHNN cũng mua bán ngoại tệ dự trữ một cách hợp lý để duy trì sự ổn định của tỉ giá suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, chênh lệch khá lớn giữa lãi suất bằng VND và USD khiến người dân bán ngoại tệ để gửi tiết kiệm VND. Chưa kể kiều hối và FDI tăng mạnh trong năm 2012, có thể đạt lần lượt 10-11 tỉ USD là nguồn cung ngoại tệ quan trọng hỗ trợ tỉ giá. Các con số cụ thể cũng cho thấy, đồng nội tệ đang ổn định quanh ngưỡng 20.880VND/USD là nhờ cán cân thanh toán thặng dư 8 tỉ USD. Cán cân thanh toán thặng dư trong 9 tháng đầu năm cũng giúp ngân hàng NN gia tăng dự trữ ngoại tệ (ước tính con số này vào khoảng 21-23 tỉ USD theo số liệu của một tổ chức đầu tư). Chính vì vậy, dù kim ngạch nhập khẩu có thể tăng trong các tháng cuối năm vào mùa lễ tết, nguồn cung USD sẽ không thiếu hụt. Lao động Nguồn :http://www.tinmoi.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét