Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Lợi nhuận ngân hàng khó về đích

Lợi nhuận ngân hàng khó về đích

mua nhà,bán nhà


Lợi nhuận ngân hàng khó về đến đích Đã qua ba phần tư chặng đường của năm, tín dụng vẫn tăng trưởng khá ì ạch khiến lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng và nguy cơ khó đạt kế hoạch đã đề ra.>Tín dụng 3 tháng cuối năm tăng không quá 3%>Ngân hàng xuống phố tiếp thị cho vay Tín dụng lâu nay vẫn đóng góp 70-80% lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước đến cuối tháng 9, tăng trưởng dư nợ toàn ngành chỉ đạt khoảng 2,5% so cuối năm 2011. Tiến sĩ Trần Du Lịch cũng dự báo, dù cố gắng lắm thì đến cuối năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ có thể đạt khoảng 5% so với chỉ tiêu kỳ vọng 8-10%. Theo báo cáo chi trả cổ tức quý III/2012 cho cổ đông của Ngân hàng Đông Á (DongABank), tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm các công ty trực thuộc là 1.042 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 69,4% kế hoạch năm. Ngân hàng khó đạt kế hoạch lợi nhuận năm nay. Ảnh: Lệ Chi Tại ACB, lợi nhuận thực tế cũng có khoảng cách khá xa so với kế hoạch. Tính đến cuối tháng 8, nhà băng này mới đạt lợi nhuận trước thuế 2.345 tỷ đồng, chưa tới 50% mục tiêu lợi nhuận trước thuế của cả năm (5.500 tỷ đồng).Với Eximbank, 8 tháng đầu năm đạt 2.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, bằng 50% kế hoạch cả năm (4.600 tỷ đồng). Sacombank cũng mới hoàn tất hơn 60% chỉ tiêu lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) dự báo, năm nay Vietcombank có thể đạt 6.250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trên cơ sở tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 13%. Kết quả này thấp hơn so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế được Đại hội cổ đồng thông qua hồi đầu năm nay là 6.550 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng quy mô nhỏ khác, lợi nhuận 9 tháng đầu năm còn thấp hơn nhiều, chưa tới 50% do tín dụng thời gian qua gần như không tăng trưởng. Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của Eximbank cho biết, vấn đề lợi nhuận đang là khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông, nhà băng sẽ cố gắng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra nếu thị trường có thuận lợi trong những tháng cuối năm. Trong khi đó, đại diện Sacombank thừa nhận, với bối cảnh hiện nay, lợi nhuận là một áp lực rất lớn đối với ban lãnh đạo. Muốn hoàn thành kế hoạch 3.400 tỷ đồng trong năm nay đòi hỏi sự nổ lực và quyết tâm rất lớn, ông nói. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội thì nói thẳng, với đà tăng trưởng tín dụng chậm chạp hiện nay, ngân hàng chắc chắn khó đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra. Khả năng, chúng tôi phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận đã được đại hội cổ đông thông qua", ông chia sẻ. Bởi theo vị này, hạn mức tăng dư nợ 15% năm nay, thấp hơn năm ngoái, trong khi 9 tháng qua, ngân hàng chỉ mới sử dụng hết 4%. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cũng nhận định, các nhà băng năm nay khó đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra vì tăng trưởng từ mảng tín dụng quá thấp. Lợi nhuận năm nay chủ yếu đến từ mảng dịch vụ và các hoạt động khác. Ông Minh dự đoán năm nay các nhà băng chỉ đạt khoảng 27% lợi nhuận so với năm ngoái, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng của cả năm khoảng 5%. Kết quả này cũng không có gì bất ngờ, bởi vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM cho biết, trong 9 tháng qua, nhiều ngân hàng không đặt kế hoạch lợi nhuận lên hàng đầu mà chỉ đặt mục tiêu an toàn hệ thống và phát triển bền vững. Đề cập về vấn đề lợi nhuận, Tiến sĩ Trần Du Lịch còn cho rằng, nếu trích lập dự phòng đầy đủ thì các ngân hàng sẽ không có lãi như công bố. Theo lý giải của ông Lịch, nhiều nhà băng cộng tiền lời của các khoản vay vào lợi nhuận, nhưng thực tế có không ít khoản khó có thể thu hồi được, nhưng nhà băng không trích lập dự phòng đầy đủ. Do đó, lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay và có thể cả năm trước không loại trừ chỉ là con số ảo", Tiến sĩ Lịch nói. Đồng tình quan điểm này, một lãnh đạo cấp cao của Eximbank thừa nhận, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện nay quá thấp. Trong khi đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến ngân hàng không dám cho vay vì sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Tôi cho rằng, nợ xấu của ngân hàng hiện nay thực sự đang rất cao. Nếu hạch toán một cách thẳng thắn thì số nợ xấu này có khả năng làm mất cả lợi nhuận của các nhà băng chứ không phải chuyện đùa, ông nhấn mạnh. Nguồn :http://ebank.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét